Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu dệt may điêu đứng vì phí

Ông Phạm Xuân Hồng, phó chủ tịch hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, chi phí cho một container hàng xuất khẩu tăng gấp ba lần so với cách đây một năm.

Chi phí xuất khẩu tăng đã khiến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may giảm. Ảnh: Lê Quang Nhật

Cụ thể với một container 40 feed, trước đây chỉ tốn chừng 2 – 3 triệu đồng phí các loại, nay phải tốn khoảng 10 triệu. Công ty nào có đội ngũ nhân viên làm việc giỏi, chuyên nghiệp, có mối quan hệ rộng cũng phải tốn đến 8 triệu đồng. Còn nếu trong quá trình xuất hàng chỉ cần sơ suất nhỏ, có thể phải trả phí hai lần cho một công đoạn, bị tốn thêm thời gian lưu kho thì chi phí lên đến 12 triệu/container.

Phí tăng đã khiến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu giảm.

Bà Đặng Phương Dung, tổng thư ký Vitas nói: “Đau khổ nhất hiện nay là chi phí làm hàng xuất khẩu tăng lại không phải là chi phí chính thức, mà toàn là phụ phí, hoặc phí phải trả dưới gầm bàn, nên các doanh nghiệp đành cắn răng chịu, không biết làm cách nào để ngành thuế chấp nhận khi quyết toán thuế”.

Đáng chú ý là phí ở các cảng hiện nay là không như nhau, và các khoản phải chi ở từng doanh nghiệp cũng không giống nhau, thậm chí cùng nội dung cần chi thì mức chi của từng công ty cũng khác nhau phụ thuộc vào mức độ quen biết, tổng lượng hàng qua cảng ít hay nhiều… Trước tình trạng này, bà Dung cho biết, có doanh nghiệp sản xuất hàng may ở Thái Nguyên đã chở hàng tận cảng Thanh Hoá để xuất với chi phí thấp hơn, thay vì xuất ở cảng Hải Phòng sẽ gần hơn.

Ông Phùng Đình Ngọ, giám đốc công ty may Bình Hoà nói: “Chi phí xuất nhập hàng dài đến cả gang tay, có phí có hoá đơn, có phí không hoá đơn. Có phí không thể gọi tên được đó là phí gì, chỉ biết là cần phải chi thì việc mới thông”.

Ông Nhữ Hồng Hanh, trưởng phòng xuất nhập khẩu tổng công ty May Việt Tiến cho biết, loại phí mới nhất mà các đơn vị làm hàng xuất khẩu vừa mới phải gánh chịu từ ngày 15.3 là phí CIC – phí cân bằng (hay còn gọi phụ trội) hàng nhập – xuất. Theo đó, các công ty may mặc Việt Nam thường nhập hàng khi mua nguyên phụ liệu từ các nước châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc… nhưng xuất khẩu lại đưa hàng đến nước khác như Nhật, Mỹ, châu Âu… Điều này làm cho lượng container xuất – nhập theo từng tuyến đường thiếu cân bằng, các hãng tàu phải trả lại container rỗng, và thế là họ thu phí.

(Theo Bích Thuỷ/sgtt)

  • Dệt, nhuộm khát vốn FDI
  • Thắng kiện bán phá giá, DN da, giày VN vẫn gặp khó
  • Dùng nguyên liệu nội, chiếm lợi thế
  • Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến hết quý 3/2011
  • Ngành dệt may: Thấp thỏm nhiều mối lo
  • Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May VN
  • Thời trang Ý hỗ trợ dệt may, da giày, đồ gỗ Việt
  • Cơ hội mở cho ngành dệt may Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container