Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

30.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam

 Dự án đuờng sắt cao tốc Bắc – Nam có tổng chiều dài 1.570km, là một trong những dự án chiến lược của ngành Đường sắt Việt Nam. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 55,85 tỷ USD.

 


Theo tính toán của Liên danh tư vấn Việt Nam-Nhật Bản (VJC), việc giải phóng mặt bằng và tái định cư của Dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam sẽ phải "tốn kém" trên 30.000 tỷ đồng.
 
Liên danh VJC thực hiện dự án này gồm: Công ty Tư vấn đầu tư và xây dựng Giao thông vận tải (TRICC) cùng 3 đối tác của Nhật là Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC), Hiệp hội dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JARTS) và Công ty trách nhiệm hữu hạn NIPPON KOEI (NK).
 
Theo VJC, để thực hiện dự án này, diện tích phải giải phóng mặt bằng lên tới 4.170ha đất, trong đó 9% là đất dân cư khu vực đô thị, 20% là đất dân cư khu vực nông thôn, số còn lại là đất nông nghiệp và đất rừng. 

Sẽ có khoảng 16.500 hộ dân bị ảnh hưởng khi xây dựng tuyến đường, trong đó 9.500 hộ sẽ bị mất đất ở và 7.000 hộ bị mất đất sản xuất. Riêng TP Hồ Chí Minh có tới trên 1.700 hộ dân đô thị sẽ bị ảnh hưởng do mất đất ở để phục vụ dự án.
Sau khi so sánh và phân tích 3 loại hình công nghệ đường sắt cao tốc tiên tiến trên thế giời là Shinkansen (Nhật Bản), TGV (Pháp) và ICE (Đức) dựa trên các tiêu chí: tốc độ, độ an toàn, tiện nghi cho hành khách, tính đúng giờ, thân thiện với môi trường và năng lực vận tải, VJC đề xuất lựa chọn công nghệ cho đường sắt cao tốc ở Việt Nam là Shinkansen có cập nhật, bổ sung để phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Với sự lựa chọn này, đường sắt cao tốc Bắc-Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tốc độ khai thác 350km/h; trong đó hướng tuyến được ưu tiên triển khai trước là Hà Nội-Vinh và Sài Gòn-Nha Trang.

Trên toàn tuyến có 27 ga, trong đó 2 ga đầu cuối là ga Hà Nội và Hòa Hưng. Dự kiến, đường sắt cao tốc Bắc-Nam đến năm 2020 sẽ khai thác đoạn Hà Nội-Vinh và Tp.HCM-Nha Trang; năm 2030 sẽ đưa vào khai thác đoạn Vinh-Đà Nẵng và năm 2035 sẽ đưa vào khai thác đoạn Hà Nội-Tp.HCM.

Trên tất cả các đoạn tuyến trên, giá vé dự kiến bằng nửa giá vé của máy bay. Đoạn cuối Hà Nội-Tp.HCM sẽ khai thác vào năm 2035, kết hợp chạy 2 hình thức tàu nhanh và tàu thường đan xen; thời gian chạy 5 giờ 26 phút với tàu nhanh và 6 giờ 33 phút với tàu thường.

(Theo Thu Hiền // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD
  • Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?
  • Dàn trải và chưa hợp lý
  • Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL
  • Sân bay Cát Bi sẽ được mở rộng
  • Cải thiện mạng lưới giao thông nông thôn Hà Nội – Khó khăn nhiều bề
  • TPHCM không cần xây đường sắt nối đến cảng Cát Lái
  • Việt Nam xây dựng tuyến đường sắt đến Cambodia
  • Lên kế hoạch xây dựng đường ven biển Việt Nam
  • Chậm tiến độ, 69 dự án của TP Hồ Chí Minh "đội vốn" lên 2.856 tỷ đồng
  • Làm đường bê tông xi măng: Một mũi tên trúng hai đích?
  • Liên danh Việt - Nhật tư vấn thẩm tra dự án đường sắt cao tốc
  • Dự án đường sắt Xuyên Á nối 28 quốc gia sẽ được thông qua
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container