Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chống sạt lở - Công trình cấp bách, triển khai cầm chừng!

Trong khi tình trạng sạt lở ngày càng diễn biến phức tạp, tính mạng và tài sản của người dân đang bị đe dọa từng ngày thì các dự án chống sạt lở trên địa bàn TPHCM đang phải thi công cầm chừng hoặc “nằm im” do thiếu vốn. Thậm chí, có dự án khi hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã xuống cấp, hư hỏng, sạt lở, gây thiệt hại hàng tỷ đồng…

  • Chống... cầm chừng

Theo kế hoạch phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai của UBND TPHCM năm 2009, các địa phương có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông, kênh, rạch ở mức độ cao và nghiêm trọng như huyện Nhà Bè, Cần Giờ, quận Bình Thạnh, Thủ Đức, 2, 7, 9 phải đẩy nhanh tiến độ các dự án chống sạt lở đang thực hiện, thường xuyên rà soát, kiểm tra và có kế hoạch đầu tư bảo vệ, làm kè chống sạt lở bờ sông theo hướng ổn định lâu dài, bền vững. Thế nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, các khu vực dọc bờ sông Sài Gòn, Đồng Nai, Sông Tắc, Soài Rạp, Lòng Tàu, Mương Chuối, Rạch Tôm, Kinh Lộ… có nguy cơ sạt lở cao hiện chỉ có biển cảnh báo sạt lở được dựng lên, còn các công trình chống sạt lở thì triển khai cầm chừng hoặc “nằm im”…

Theo Phòng Quản lý giao thông thủy (Sở GTVT), hiện TPHCM có 21 dự án chống sạt lở bờ sông đang được lập kế hoạch, triển khai thi công và chuẩn bị đầu tư. Trong đó công trình chống sạt lở kênh Thanh Đa (đoạn 1.1) đã hoàn thành, 2 công trình đang triển khai thi công, 6 công trình đang chuẩn bị thực hiện và 12 công trình chuẩn bị được đầu tư. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà các dự án này vấp phải là vốn.

Hiện 2 công trình phải tiếp tục triển khai cấp bách là dự án chống sạt lở bờ sông khu vực cầu Phước Long, xã Phước Kiểng và dự án chống sạt lở bờ sông khu vực cầu Rạch Tôm, xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) cũng đang phải thi công cầm chừng… vì thiếu vốn. Dự án chống sạt lở bờ sông khu vực cầu Phước Long, khởi công tháng 12-2008, dự kiến hoàn thành vào tháng 8-2009 nhưng vốn cấp cho dự án hiện đã hết, trong khi khối lượng thi công chỉ mới đạt khoảng 45%. Tình hình thiếu vốn cũng làm cho dự án chống xói lở bờ sông khu vực cầu Rạch Tôm chỉ mới hoàn thành 40% khối lượng và đang chờ kiến nghị xin thêm vốn.

Phó ban Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Nhà Bè Vũ Minh Châu bức xúc: “Mặc dù tình trạng sạt lở đã đến mức báo động (chỉ trong tháng 6-2009, trên địa bàn TP đã xảy ra 6 vụ sạt lở bờ sông được ghi nhận, cuốn trôi trên 10.000m² đất và gần chục căn nhà xuống sông) nhưng các dự án chống sạt lở lại triển khai rất ì ạch, cầm chừng... Người dân tại những khu vực sạt lở phải tiếp tục sống trong tâm trạng hồi hộp, lo lắng. Hơn nữa, nhiều công trình chống sạt lở chỉ làm theo hình thức đối phó, đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã sạt lở, bờ kè trôi hết xuống sông”.

  • Công trình chống sạt lở... cũng sạt lở!

Theo ghi nhận, hiện công trình xây dựng bờ kè chống sạt lở bến đò Hiệp Phước trên sông Kinh Lộ, xã Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) liên tiếp xảy ra sạt lở. Từng mảng lớn bê tông, cọc sắt bị sạt lở trôi ra giữa dòng sông, cách bờ 3 - 4m. Nhiều vết nứt dài dọc theo nền xi măng bờ kè tiếp tục xuất hiện, báo hiệu sạt lở chưa dừng lại.

Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp Phước Nguyễn Thanh Thoản cho biết, đây không phải là lần đầu xảy ra sạt lở đối với tuyến bờ kè này. Trong 2 năm 2007- 2008, tuyến kè này đã xảy ra 3 vụ sạt lở lớn, cuốn trôi hơn 80m bờ kè xuống sông, trong đó nghiêm trọng nhất là vụ sạt lở cuối năm 2007 với hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện dọc bờ kè ăn sâu hơn 10m vào nhà dân và kéo dài hơn 50m. Vụ sạt lở đã làm ảnh hưởng nhà ở của 13 hộ dân (73 nhân khẩu) buộc phải di dời khỏi khu vực nguy hiểm. Hiện đoạn bờ kè chống sạt lở bến đò Hiệp Phước bị sạt lở trôi xuống sông, đến nay vẫn chưa được gia cố, khắc phục… và đang có nguy cơ sạt lở tiếp đoạn kè còn lại.

Ngoài ra, đoạn bờ kè Trạm xá Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) mới đưa vào sử dụng chưa được bao lâu cũng đã bị lún, nứt, có nguy cơ sạt lở xuống bờ sông bất cứ lúc nào.

Phó ban Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Nhà Bè, ông Vũ Minh Châu cho biết, hiện có 10 dự án kè chống sạt lở trên địa bàn huyện đã hoàn thành. Dự kiến trong năm 2009 sẽ có 7 dự án chống sạt lở tiếp tục triển khai (các dự án chủ yếu do Khu Đường sông thực hiện), thế nhưng chỉ có 2 dự án đang thi công cầm chừng, các dự án còn lại chưa biết khi nào triển khai… trong khi nguy cơ sạt lở ngày càng cao.

Theo ông Châu, không ít công trình chống sạt lở được thực hiện theo kiểu chắp vá nên hiệu quả không cao. Một số dự án do khảo sát ban đầu không kỹ, chọn phương án thi công chưa phù hợp, lại thực hiện ì ạch, kéo dài nên chưa hoàn thành đã xuống cấp nứt nẻ, sạt lở bị nước cuốn trôi cả đoạn kè dài hàng trăm mét gây lãng phí hàng tỷ đồng của Nhà nước. Chẳng hạn như công trình bờ kè chống sạt lở bến đò Hiệp Phước với những chiếc cọc chân kè được thiết kế có độ dài 12m, trong khi lòng sông chỗ sâu nhất từ 15 - 20m. Cọc đóng không đủ sâu để xuyên qua cung trượt lòng sông thì xảy ra sạt lở bờ kè là điều khó tránh khỏi.

Hiện nay không ít công trình chống sạt lở trước khi thi công đã không khảo sát kỹ độ sâu của lòng sông, để tính toán các cung trượt, thiết kế cọc cho phù hợp, nên vừa hoàn thành năm trước thì năm sau đã xuất hiện nhiều vết nứt trên mặt kè, cọc kè bị hỏng chân, dẫn đến sạt lở… “Do đó, cần thành lập tổ giám sát cộng đồng đối với các công trình chống sạt lở bờ sông, đơn vị thi công phải công khai bảng thiết kế công trình để người dân tại những khu vực bị sạt lở tham gia giám sát”, ông Châu kiến nghị

(Theo LÊ LONG // SGGP online)

  • Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD
  • Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?
  • Dàn trải và chưa hợp lý
  • Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL
  • Sân bay Cát Bi sẽ được mở rộng
  • Năm 2009: 8.600 tỷ đồng bổ sung cho ngành giao thông vận tải
  • Về tiến độ dự án đường vành đai 3: Cần đồng thuận vì lợi ích chung
  • Quy hoạch xây dựng công trình ngầm đô thị… “trận địa” còn bỏ trống
  • Ký hợp đồng gói thầu quan trọng nhất trị giá 10.208 tỷ đồng
  • Năm 2010, Hà Nội sẽ khởi công 5 dự án giao thông lớn
  • Hà Nội duyệt 27 tỷ đồng cho đề án phân làn giao thông
  • Tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông
  • Khó “đóng mạch” cho đường vành đai III Hà Nội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container