Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyển nước đổ ra biển vào sản xuất

Thi công kênh 812- Châu Tá . Ảnh: H.V.K

Người đưa ra ý tưởng và là tổng công trình sư nối mạng nước các hồ thủy lợi là kỹ sư Nguyễn Hoàng Tuấn, Giám đốc Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi Bình Thuận (CTKTCTTL). Các công trình nối mạng thủy lợi này mở ra tuyến kênh giao thông nối liền các vùng nông thôn, tạo thuận lợi lưu thông vật tư, hàng hóa và đưa cơ giới vào đồng ruộng.

Từ xa xưa cho đến khi nhà máy thủy điện Đại Ninh phát điện hòa lưới quốc gia, nguồn nước sau tuabin vẫn tiếp tục đổ vào sông Lũy để về biển. Làm sao giữ lại một phần nhỏ lượng nước lớn đó cho con người, gia súc và cánh đồng trong mùa khô hạn?

Tháng 12-2007, CTKTCTTL hoàn thành kênh tiếp nước hồ Cà Giây dẫn nước từ đập sông Lũy trên vào hồ Cà Giây với lưu lượng trên 10m3/s. Vụ Đông Xuân 2007-2008, toàn bộ diện tích của khu tưới hồ Cà Giây và một phần diện tích mở rộng gần 6.000 ha đã đưa vào sản xuất, giúp nông dân thu lãi ròng gần 60 tỷ đồng. Sau vụ Đông Xuân, hồ Cà Giây vẫn đạt mực nước thiết kế, mực nước trong hồ vẫn tăng lên vào mùa khô.

Từ một vùng thường xuyên bị hạn hán đe dọa, huyện Bắc Bình trở thành địa phương có nguồn nước tưới chủ động nhất tỉnh nên sản xuất cây lương thực tăng nhanh cả diện tích, năng suất và sản lượng. Chủ tịch UBND huyện Bắc Bình - Hồ Ngọc Được nhận xét: Thành tựu rõ nét nhất của Bắc Bình trong vài chục năm trở lại đây là công tác thủy lợi. Nông dân trồng lúa ở huyện Bắc Bình sẽ không lo thiếu nước, không còn đói nghèo nữa.

Vào mùa khô, nước hồ Sông Quao (huyện Hàm Thuận Bắc) thường cạn kiệt, nước cấp cho sản xuất và sinh hoạt của dân thiếu nghiêm trọng. Nước cấp cho thành phố Phan Thiết thiếu. Tiếp tục tận dụng nguồn nước thủy điện Đại Ninh xả đầu năm 2009 CTKTCTTL hoàn thành tuyến kênh 812- Châu Tá dẫn nước từ sông Lũy về bổ sung tưới cho diện tích trên 10.000 ha, đồng thời chủ động nguồn nước tưới cho 8.500 ha đất nông nghiệp của hai huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc.

Ngay trong vụ Đông Xuân 2008-2009, người trồng lúa ở huyện Hàm Thuận Bắc đã lãi trên 50 tỷ đồng, trong khi vốn đầu tư xây dựng công trình chỉ 250 tỷ đồng. Có nước dồi dào, mỗi năm nông dân sản xuất 2 đến 3 vụ lúa, CTKTCTTL Bình Thuận mang lại hàng ngàn tỷ đồng cho nhân dân hai huyện.

(Theo Hồ Việt Khuê // Tienphong Online)

  • Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD
  • Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?
  • Dàn trải và chưa hợp lý
  • Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL
  • Sân bay Cát Bi sẽ được mở rộng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container