Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghệ chống thấm cho cống dưới đê

 
Một công trình ứng dụng công nghệ Jet-Grouting.

Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Thủy công, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, đã ứng dụng công nghệ Jet-Grouting để sửa chữa chống thấm cho cống dưới đê đạt hiệu quả cao.

Công nghệ này đã được áp dụng tại đê quai thủy điện Sơn La, đập Đá Bạc (Hà Tĩnh), cống sông Cui ở Long An, áp dụng để xử lý nền đất yếu ở Nhà máy ximăng Vinakansai Ninh Bình, chống sự cố sụt đất gây nguy hiểm cho các nhà liền kề khi xây dựng tầng hầm cho nhà cao tầng ở tòa nhà Vinafood (Hà Nội)... Công nghệ này còn ứng dụng cho cả công trình thủy lợi, công trình xây dựng.

Với việc ứng dụng công nghệ Jet-Grouting, nhóm đã mua thiết bị cũ rồi tự lắp ráp, vận hành, làm các thí nghiệm trước khi đưa vào thực tế. Nhóm đã tạo ra được một bức tường có khả năng ngăn chặn dòng thấm dưới nền và hai bên công trình về mùa lũ, liên kết tốt với bản đáy công trình để tạo thành kết cấu chống thấm hoàn chỉnh và không ảnh hưởng đến kết cấu cống, thi công nhanh, thuận lợi, chủ động trong mọi tình huống, kể cả khi nước sông dâng cao, giá thành rẻ.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Chủ nhiệm công trình, cho biết cống dưới đê là một hạng mục quan trọng đặc biệt trên các tuyến đê, nhiều sự cố gây vỡ đê là do cống bị thấm. Việc chống thấm cho cống dưới đê, đặc biệt là cống nằm trên nền địa chất phức tạp là vấn đề quan trọng nhằm bảo đảm an toàn đê điều mùa bão lũ.

Các giải pháp trước đây như sử dụng các loại cừ, khoan phụt ximăng sét... không hiệu quả vì địa chất nền đê phần lớn là cát mịn, phải xử lý dưới bản đáy cống, điều kiện thi công khó khăn, tốn kém và nhiều nơi phải làm đi làm lại.

Ứng dụng công nghệ Jet-Grouting có nhiều ưu điểm như khả năng xử lý sâu, cả phần nền nằm dưới bản đáy, thi công được trong điều kiện ngập nước, giá thành giảm 130 triệu đồng trong thời gian chỉ 15 ngày so với trước là 2 tháng. Lợi ích kinh tế của công nghệ đã thuyết phục các chủ đầu tư nên năm 2008 doanh số thực hiện đạt trên 30 tỷ đồng./.

(Theo TTXVN)

  • Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD
  • Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?
  • Dàn trải và chưa hợp lý
  • Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL
  • Sân bay Cát Bi sẽ được mở rộng
  • Cộng lực phát triển hạ tầng
  • Nhà nước hợp tác tư nhân xây hai đường cao tốc
  • Khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai
  • Đầu tư xây dựng: Bao giờ hết khó ?
  • Xây cầu 1.500 tỷ đồng qua sông Hàn
  • Điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Đà Nẵng đến năm 2025
  • Vốn kích cầu xây dựng nhằm vào đâu?
  • Cần Thơ : Tập trung dồn sức kích cầu đầu tư xây dựng cơ bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container