Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Định mức công tác quản lý dự án giao thông thấp: Có làm “chảy máu chất xám”?

TheoQuyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24-8-2009 của Thủ tướng Chính phủ về phêduyệt quy hoạch phát triển giao thông đường bộ đến năm 2020, định hướngđến năm 2030, kinh phí đầu tư cho giao thông trong giai đoạn tới sẽ rấtlớn. Đây là tin vui với CBCNV ngành xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, khôngít ban quản lý dự án lại tỏ ra lo lắng, bởi định mức chi phí quản lý dựán áp dụng theo cách tính hiện nay chưa sát với thực tế…

Vì sao các ban quản lý phàn nàn?

Thời gian gần đây, một số ban quản lý dự án của ngành GTVT đã có đơn gửi Bộ Xây dựng "phànnàn"định mức chi phí cho công tác quản lý dự án hiện quá thấp. Phó tổngGiám đốc Ban Quản lý dự án 2 (Cục Đường bộ Việt Nam) Lâm Văn Hoàng chobiết, nguồn kinh phí phục vụ quản lý dự án đang được áp dụng theo Vănbản số 1751/BXD-VP ngày 14-8-2007 do Bộ Xây dựng ban hành. Theo đó, sốkinh phí trên được tính bằng tỷ lệ phần trăm (cao, thấp tùy theo mứcđộ, quy mô dự án) của giá trị xây lắp chưa có thuế giá trị gia tăngtrong tổng mức đầu tư đã được duyệt. Định mức này thấp hơn định mức cũdo Bộ Xây dựng ban hành tại Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15-4-2005khoảng 1,78 lần, nhưng đầu việc phải thực hiện lại tăng thêm. Mức chiphí quản lý dự án thấp, khiến không ít ban quản lý dự án, đặc biệt lànhững ban ít dự án hoặc dự án quy mô nhỏ, nằm rải rác nhiều nơi gặpnhiều khó khăn. Thông thường, một dự án giao thông kéo dài từ 5 năm đến7 năm. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu hết các dự án giao thông đềubị chậm tiến độ. Dự án càng kéo dài càng tốn kém. Trong khi, các nhàthầu có được sự hỗ trợ nhất định thì đơn vị quản lý lại không có.

Trongvăn bản gửi Bộ Xây dựng về việc điều chỉnh định mức chi phí quản lý dựán và tư vấn dự án, Phó tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án 6 (Cục Đường bộViệt Nam) Phạm Ngọc Biên dẫn hàng loạt ví dụ cụ thể để chứng minh địnhmức hiện nay là không phù hợp. Dự án QL 279 đoạn Bắc Cạn - Tuyên Quangdo Ban này quản lý có chi phí xây dựng trước thuế là 771,879 tỷ đồng,thời gian thực hiện 4 năm. Áp dụng "công thức" tại Văn bản 1751/BXD-VPcủa Bộ Xây dựng, tổng chi phí quản lý sẽ là 7,805 tỷ đồng. Tuy nhiên,chi phí quản lý thực tế tại công trường này là 2,589 tỷ/năm x 4,5 năm =11,65 tỷ đồng (cao gấp 1,5 lần so với cách tính theo Văn bản 1751). Vớicách tính tương tự, chi phí thực tế cho dự án QL 32 đoạn Vách Kim -Bình Lư giai đoạn 2 cao hơn mức áp dụng "công thức 1751" là 1,75 lần.Còn tại dự án cải tạo, nâng cấp QL 2 đoạn Đền Hùng - Đoan Hùng, mứcchênh lệch giữa thực tế với lý thuyết là 1,66 lần...

Chất lượng công trình có bị ảnh hưởng?

Quảnlý dự án là một nghề đặc thù, đòi hỏi cán bộ có trình độ, kinh nghiệmvà chịu áp lực lớn trong công việc, đặc biệt là với những dự án sử dụngvốn vay nước ngoài. Ông Lâm Văn Hoàng cho biết, để làm việc tại dự ánsử dụng vốn vay nước ngoài, bên cạnh kiến thức về luật pháp, kinh tế…cán bộ, nhân viên của ban quản lý dự án còn cần giỏi ngoại ngữ. Thườngcác ban phải mất 5 đến 7 năm rèn giũa, đào tạo mới có được 1 cán bộnăng lực khá. Nhưng do mức lương thấp, nên khi đã trưởng thành, khôngít người sẵn sàng chuyển tới nơi khác có thu nhập cao hơn. Tại Ban Quảnlý dự án 2, đã có hàng chục cán bộ, nhân viên khi thạo việc đã chuyểntới nơi có môi trường thuận lợi, chế độ đãi ngộ tốt hơn.

Đểquản lý nguồn vốn nhà nước hiệu quả, yếu tố con người là rất quantrọng. Cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt sẽ góp phần tích cực trongviệc bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình, chống thất thoát, lãngphí. Tình trạng "chảy máu chất xám" nêu trên là đáng lo ngại. Trongcông văn gửi Bộ Xây dựng, có ban quản lý dự án thẳng thắn nhìn nhận,nếu kinh phí không đủ đáp ứng, bảo đảm đời sống của cán bộ, nhân viên,chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý. Cánbộ, nhân viên chểnh mảng, không giám sát sát sao sẽ không chỉ kéo dàithời gian thực hiện dự án mà còn gây ra sự lo ngại về chất lượng côngtrình. Điều này xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn về kinh tế - xã hội.

Cóthể nói, việc siết chặt chi phí quản lý để tránh gây thất thoát, lãngphí trong các công trình xây dựng cơ bản kết cấu hạ tầng là hết sức cầnthiết. Tính chi phí trên giá trị xây lắp sẽ khiến đơn vị quản lý dự ánđốc thúc sát sao hơn nhằm hoàn thành đúng tiến độ, bởi dự án kéo dàicũng đồng nghĩa với việc tăng chi phí, giảm thu nhập. Song việc nghiêncứu, xem xét điều chỉnh hệ số cho sát thực tế cũng là yêu cầu bức thiếttrong bối cảnh Chính phủ đang tiếp tục đầu tư phát triển mạnh hệ thốnggiao thông.

(Theo Nguyễn Đức // Hanoimoi Online)

  • Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD
  • Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?
  • Dàn trải và chưa hợp lý
  • Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL
  • Sân bay Cát Bi sẽ được mở rộng
  • Đường sắt cao tốc Bắc Nam: Cần huy động nguồn vốn tư nhân
  • Năm 2030: Hoàn thành đường sắt cao tốc Bắc – Nam
  • Đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải : “Cha chung” chẳng ai... lo?
  • Hơn 9.000 tỷ đồng xây hầm đường bộ đèo Cả
  • 5.600 tỉ đồng xây dựng đường 2 tầng đầu tiên tại Việt Nam
  • Điều chỉnh quy hoạch đường Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-Vành đai ngoài: Để dự án khả thi
  • Lập tập đoàn ngành xây dựng: Không nên vội
  • Nặng quyền liệu có run tay?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container