Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gần 30.000 tỉ đồng cho trên 3.000 km đường ven biển

Quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển vừa được Cục ĐBVN trình lên Bộ GTVT. Đây là hoạt động khởi đầu cho việc hoàn thiện sớm tuyến đường bộ ven biển đi qua các khu vực kinh tế biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020”.

Nước ta có tới 3.260km đường bờ biển. Hiện tại, đã hình thành các quốc lộ dọc ven biển và một số địa phương, một số khu kinh tế biển đã xây dựng hoặc lập quy hoạch các tuyến đường ven biển. Quy hoạch chi tiết toàn tuyến đường bộ ven biển là rất cần thiết, được xây dựng nhằm tạo sự thống nhất và phối hợp tốt với các quy hoạch khác của khu vực ven biển tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

Theo Báo cáo cuối kì quy hoạch chi tiết, tuyến đường bộ ven biển Việt Nam có điểm đầu là cảng Núi Đỏ, Mũi Ngọc, thuộc địa phận xã Bình Ngọc, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và điểm cuối là cửa khẩu Xà Xía thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài khoảng 3.127km, trải dài suốt dọc bờ biển Việt Nam. Xác định rõ tuyến đường bộ ven biển có tính chất là trục nội bộ phục vụ cho phát triển nội vùng của các khu vực ven biển là chính, báo cáo quy hoạch kiến nghị hướng tuyến chủ yếu đi sát dọc bờ biển theo các quốc lộ, các tuyến đường địa phương hiện tại, các tuyến đường bộ ven biển đã xây dựng hoặc đã lập quy hoạch. Đoạn tuyến đi qua địa phận các tỉnh thành: TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng có điều kiện địa hình khó khăn, bị ngăn cách bởi các cửa sông lớn, tuyến đường không xây dựng các công trình vượt cửa sông, mà kết nối với tuyến đường bộ hiện tại để tạo thành tuyến đường bộ liên tục. Đoạn qua địa phận các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh THuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng, lập quy hoạch, lập dự án các tuyến đường bộ ven biển, tuyến đường đi trùng hoàn toàn với tuyến đường ven biển do địa phương đã lập tại các đoạn này.

Như vậy, theo hướng tuyến chi tiết do tư vấn lập dự án kiến nghị, tổng chiều dài các đoạn tuyến đã có đường hiện tại là 1.800, 86km - chiếm 59,21%, các đoạn đã có dự án là 257,01km - chiếm 9,04%, các đoạn đã có quy hoạch là 224,47km - chiếm 7,38% so tổng chiều dài toàn tuyến đường bộ ven biển, tức là tổng số các đoạn tuyến đi theo đường hiện tại, đã lập dự án và đã xác định trong quy hoạch chiếm 75,63%, tổng số các đoạn tuyến làm mới và chưa được xác định trong quy hoạch chỉ dài 741,28km - chiếm 24,37% tổng chiều dài toàn bộ tuyến đường bộ ven biển.

Quy mô tuyến đường bộ ven biển được xác định tối thiểu là đường cấp IV với 2 làn xe cơ giới, song không nhất thiết phải thống nhất trên toàn tuyến. Tại những đoạn tuyến có lưu lượng xe cao hoặc trùng với các quốc lộ hiện tại, trùng với đường cao tốc thì quy mô các đoạn tuyến này phải tuân theo các quy hoạch giao thông và quy hoạch mạng đường cao tốc đã được Chính phủ phê duyệt. Những đoạn tuyến đi trùng với đường địa phương hiện tại, các tuyến đường địa phương đã được lập quy hoạch hay lập dự án, thì quy mô các đoạn tuyến đó cần được xem xét tuân thủ theo các quy mô đã được hoạch định trong các dự án đó.

Với nguyên tắc này, tổng nhu cầu vốn đầu tư của Quy hoạch tuyến đường bộ ven biển được xác định là 27.606,91 tỉ đồng, bao gồm toàn bộ các loại chi phí: xây lắp, chi phí quản lý, các chi phí khác theo quy định hiện hành của nhà nước và các khoản dự phòng (các đoạn tuyến đã hoặc đang được đầu tư trong các dự án cụ thể và các đoạn tuyến đã được lập tại các dự án riêng mà nguồn vốn đã được xác định, không tính trong tổng nhu cầu vốn).

Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ nay đến năm 2020, sẽ tập trung xây dựng các đoạn tuyến tại các vùng kinh tế trọng điểm và 15 khu kinh tế ven biển đã được xác định trong Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008. Gồm các khu kinh tế: Vân Đồn (Quảng Ninh), Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Đông Nam (Nghệ An), Vũng áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), Nam Phú Yên (Phú Yên), Văn Phong (Kháng Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Định An (Trà Vinh), Năm Căn (Cà Mau). Giai đoạn này xây mới và nâng cấp cải tạo khoảng 787km, tổng nhu cầu vốn khoảng 14.475,99 tỉ đồng.

Giai đoạn 2 sau năm 2020 sẽ xây dựng mới các đoạn chưa có đường nhằm hình thành tuyến đường bộ ven biển trên toàn quốc và nâng cấp cải tạo các đoạn tuyến theo quy mô đã được xác định trong quy hoạch nhằm hoàn chỉnh toàn tuyến đường bộ ven biển quốc gia. Giai đoạn này xây mới và cải tạo nâng cấp khoảng 1.156km, tổng nhu cầu vốn khoảng 13.148,92 tỉ đồng

(Theo Báo Giao Thông Vận tải // Vietnamshipper)

  • Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD
  • Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?
  • Dàn trải và chưa hợp lý
  • Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL
  • Sân bay Cát Bi sẽ được mở rộng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container