Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khoảng cách giữa quy hoạch và thực tiễn

Sự yếu kém của công nghiệp phụ trợ khiến sản xuất công nghiệp tuy đạt tốc độ phát triển cao, nhưng lại chưa vững chắc, giá trị gia tăng công nghiệp đạt thấp và có xu hướng giảm dần.

“Thời gian không còn nhiều để nỗ lực tranh đấu vì sinh mệnh của công nghiệp phụ trợ Việt Nam”. Đó là nhận xét thẳng thắn của Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Mitsuo Sakaba về thực trạng của công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 3 vừa diễn ra ngày 3/3/2008 tại Hà Nội.

Đây không phải là lần đầu tiên, lời cảnh báo về sự hụt hơi của công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam được đưa ra. Trước đó, vào tháng 7/2007, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đã được phê duyệt, nhưng các chuyên gia lại cho rằng, Quy hoạch này khó triển khai, bởi kế hoạch hành động chưa rõ ràng.

Ông Mitsuo Sakaba cũng cho biết, tại thời điểm đó chưa có sự nhận thức rằng công nghiệp phụ trợ là vấn đề cấp bách và vì nội dung chính sách dàn trải, nên không có riêng một cơ quan bộ, ngành nào đảm nhiệm.

Đồng quan điểm với các chuyên gia, ông Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp (Bộ Công thương) cho rằng, việc có tới 12 bộ, ngành quản lý ngành công nghiệp, với sự phân chia kiểu Bộ Giao thông Vận tải quản lý công nghiệp đóng tàu, Bộ Xây dựng quản lý công nghiệp vật liệu xây dựng, Bộ Y tế quản lý công nghiệp hoá dược… là “quá nhiều đầu mối và khó có sự liên kết để phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp phụ trợ nói riêng”.

Cho đến nay, chi phí lao động giá rẻ vẫn là điểm hấp dẫn lớn trong thu hút đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, những người quan tâm tới phát triển công nghiệp đều nhận xét rằng, năng lực cạnh tranh quốc tế nhờ vào giá nhân công rẻ sẽ giảm dần đi. Trong khi đó, các doanh nghiệp có nhiều cơ sở sản xuất tại khu vực Đông Nam Á và phát triển chiến lược kinh doanh mang tính toàn cầu sẽ thay vì sản xuất ở Việt Nam chuyển sang nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại các nước lân cận.

Ông Tuất cũng cho rằng, công nghiệp phụ trợ Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, yếu kém và manh mún. Số lượng các doanh nghiệp phụ trợ nội địa mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất các chi tiết, linh kiện đơn giản và cơ cấu giá trị nội địa hóa rất nhỏ.

Điều này thể hiện ở việc các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ có thể tập trung đầu tư và phát triển sản xuất các loại phụ tùng linh kiện có kích cỡ cồng kềnh với công nghệ sản xuất không phức tạp và chỉ với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, năng lực của các nhà cung ứng nội địa chưa mạnh, có trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực tổ chức chưa phát triển, chưa đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khâu nghiên cứu và phát triển (R&D).

Trong khi đó, những nước từng rất hấp dẫn các nhà đầu tư bởi có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh cũng phải mất từ 15 đến 20 năm mới có kết quả như vậy.

Sự yếu kém của công nghiệp phụ trợ khiến sản xuất công nghiệp tuy đạt tốc độ phát triển cao, nhưng lại chưa vững chắc, giá trị gia tăng công nghiệp đạt thấp và có xu hướng giảm dần. Ông Tuất cho hay, tỷ lệ giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp năm 1995 đạt 42,5%; đến năm 2000 giảm xuống còn 38,45%; năm 2005 là 29,63%; năm 2007 còn 26,3% và dự kiến năm 2010 còn 21,79%.

Hơn thế nữa, cho tới nay, sau hơn 2 năm gia nhập WTO, không nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm được chỗ đứng cho mình để xâm nhập vào chuỗi sản xuất toàn cầu, thay vào đó lại có xu hướng khép kín để tăng quy mô trên thị trường nội địa.

Không chỉ có vậy, với sự liên kết thiếu chặt chẽ giữa các ngành, các doanh nghiệp trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ, nên xuất khẩu của nhiều ngành hàng cũng bị ảnh hưởng vì phải phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu đầu vào và biến động của giá cả thế giới.

( Theo báo Đầu tư )

  • Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD
  • Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?
  • Dàn trải và chưa hợp lý
  • Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL
  • Sân bay Cát Bi sẽ được mở rộng
  • Phê duyệt chiến lược phát triển giao thông vận tải đến 2020
  • Khởi công xây dựng dự án cầu dây văng lớn nhất Việt Nam
  • Xây dựng đường hầm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)
  • Phát triển dự án nhiệt điện Vũng Áng 2 theo hình thức xây dựng - khai thác và chuyển giao
  • Chuyển biến trong giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản của TP Cần Thơ
  • Phương án quy hoạch và kiến trúc Nhà ga hành khách T2 vẫn chưa xứng tầm
  • 3.510 tỷ đồng cải tạo mạng lưới giao thông
  • Vi phạm về xây dựng bị phạt đến 500 triệu đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container