Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngày 11.6: Thỏa thuận nối liền đường sắt 28 nước Á - Âu có hiệu lực

Ngày mai (11.6), thỏa thuận nối liền hệ thống đường sắt của 28 quốc gia châu Á và châu Âu, được LHQ hậu thuẫn, sẽ chính thức có hiệu lực. Thông báo này vừa được Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương của LHQ (ESCAP) đưa ra trong cuộc họp tại New York (Mỹ) ngày 9.6.

Theo thông báo, hiệp định liên chính phủ về mạng lưới đường sắt xuyên Á sẽ chính thức có hiệu lực vào thời điểm 90 ngày sau khi Trung Quốc, ngày 13.3, đã trở thành quốc gia thứ 8 phê chuẩn thỏa thuận này.

Buổi lễ đánh dấu sự kiện này sẽ được ESCAP tổ chức tại Trung tâm Báo chí LHQ ở Bangkok (Thái Lan) vào lúc 2 giờ chiều ngày 11.6. Các nước khác đã tham gia hệ thống này có Campuchia, Ấn Độ, Mông Cổ, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Tajikistan và Thái Lan. Bộ trưởng đường sắt các nước này sẽ tham dự buổi lễ thông qua cầu truyền hình.

Mạng lưới đường sắt xuyên Á gồm 114.000 km đường sắt quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển người và hàng hóa trong khu vực, cũng như nối liền giữa châu Á và châu Âu. ESCAP cho rằng mạng lưới đường sắt xuyên Á sẽ thúc đẩy sự phát triển về kinh tế và xã hội của các nước trong lục địa Á - Âu, nhất là các quốc gia không có biển.

Thỏa thuận này cho ra đời những trạm trung chuyển hàng hóa tại các nước, gọi là “cảng khô”, nằm sâu trong trong đất liền, có hoạt động tương tự như các cảng biển.
Đây là thỏa thuận thứ hai được ESCAP bảo trợ, sau khi Thỏa thuận liên chính phủ về mạng lưới đường cao tốc châu Á chính thức có hiệu lực từ năm 2005.

Theo ESCAP, hai mạng lưới này là những nhân tố quan trọng góp phần hiện thực hóa mục tiêu kết nối các hệ thống vận tải và hậu cần trong toàn khu vực.

(Theo SGGP/Scoop, ThaiPR)

  • Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD
  • Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?
  • Dàn trải và chưa hợp lý
  • Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL
  • Sân bay Cát Bi sẽ được mở rộng
  • Thúc đẩy thông thương qua đường bộ
  • ASEAN: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực GTVT
  • Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông vùng Tây Bắc
  • Nhập khẩu nhựa đường từ Singapore tiếp tục tăng mạnh
  • Dự án ODA giao thông: "Đỏ mắt tìm nhà thầu"
  • Tin Đầu tư - Xây dựng
  • Tiếp cận thông lệ quốc tế về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
  • Quy hoạch GTVT đường bộ đến năm 2020: Phát triển nội lực, cạnh tranh lành mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container