Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tin Đầu tư - Xây dựng

* UBND tỉnh Vĩnh Long đang chỉ đạo các chủ đầu tư khảo sát lại từng dự án, xem xét lại các trường hợp bố trí tái định cư và kết hợp với nhà đầu tư trực tiếp, các đoàn thể thực hiện các chính sách hỗ trợ sau tái định cư, tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho lao động các hộ dân bị ảnh hưởng trong vùng dự án.

Tại dự án KCN Bình Minh, Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Long kết hợp với UBND huyện Bình Minh và chủ đầu tư là Công ty cổ phần tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân Mekong lập biên bản bàn giao đất đối với 44 hộ chưa di dời, xử phạt hành chính đối với 10 hộ tái lấn chiếm, tính thêm lãi suất ngân hàng đến cuối tháng 4/2009 đối với các hộ chưa nhận tiền bồi hoàn; kết hợp với trung tâm dạy nghề tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động trong vùng ảnh hưởng của dự án. Tại dự án xây dựng nhà máy bia Sài Gòn – Vĩnh Long và khu công nghệ cao Bắc Mỹ Thuận, tỉnh đã cưỡng chế thu hồi đất đối với 23 hộ dân nằm trong diện tích 673.384,9 m2, ấp Tân Vĩnh Thuận, xã Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư khởi công dự án, giải quyết dứt điểm một “điểm nóng” về giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn gây bức xúc trong nhân dân. Riêng đối với các dự án có kế hoạch triển khai tiếp giai đoạn 2 như dự án KCN Hòa Phú mở rộng quy mô thêm 129 ha, tỉnh chỉ đạo nhà đầu tư cần thực hiện quy hoạch mặt bằng chi tiết và các phương án đền bù giải tỏa, tái định cư vận động nhân dân trong vùng dự án đồng thuận ủng hộ khi triển khai thực hiện dự án

Tiến độ “rùa“ trong hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu, tuyến công nghiệp, khu tái định cư tại Vĩnh Long hiện hữu tại nhiều dự án. Tại tuyến dân cư Cổ Chiên (được quy hoạch với diện tích 44,2 ha, tổng giá trị các nhà đầu tư thực hiện gần 110 tỷ đồng) sau hơn 6 năm triển khai mới hoàn thành được hơn 62% khối lượng, hiện vẫn còn vướng 29 hộ dân chưa di dời bàn giao mặt bằng, trong đó có 13 hộ chưa nhận tiền bồi hoàn và 16 hộ đã nhận tiền bồi hoàn nhưng chưa di dời. Dự án khu công nghiệp Bình Minh có 680 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trong vùng ảnh hưởng của dự án phải thu hồi đất. Đến nay, còn 22 hộ chưa nhận tiều đền bù, 10 hộ đã nhận tiền di dời nhưng nay tái chiếm, 44 hộ đã nhận tiền nhưng chưa di dời có đơn khiếu nại kiến nghị tăng giá bồi hoàn đất theo giá thoả thuận hoặc thực hiện theo nguyên tác "đất đổi đất ", tăng giá bồi hoàn nhà ở vật kiến trúc, tăng diện tích tái định cư và các chính sách hỗ trợ sau tái định cư.

* Tỉnh Long An đã quy hoạch phát triển 43 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 6.500 ha, tập trung ở các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc. Đến thời điểm này mới có 13 cụm công nghiệp cho thuê đất với diện tích 1.213 ha, đạt tỷ lệ rất thấp so với diện tích quy hoạch.

Nguyên nhân là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế nên nhiều nhà đầu tư hạ tầng đã có dấu hiệu "treo'' dự án như: cụm công nghiệp Lương Bình, Bình Đức (huyện Bến Lức), cụm công nghiệp ở xã Đức Hòa Hạ, Mỹ Hạnh Bắc (huyện Đức Hòa). Mặt khác, không ít nhà đầu tư kém năng lực, thiếu cả vốn lẫn phương tiện thi công, nhưng chính quyền địa phương cũng như các ngành có chức năng thiếu sự kiểm tra xử lý đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công. 5 tháng đầu năm 2009, tỉnh đã kiểm tra gần 30 nhà đầu tư để xử lý đối với những trường hợp triển khai chậm không có lý do. Công tác giải phóng mặt bằng thủ tục lòng vòng từ khâu kê biên áp giá đền bù song tình, huyện ra quyết định thu hồi đất rồi sau đó mới ra quyết định giao đất cho nhà đầu tư hạ tầng nên thời gian mất từ 8 tháng đến hơn 1 năm, thậm chí còn dài hơn nữa. Nhiều cụm công nghiệp chưa được sự ủng hộ tích cực của chính quyền xã, nhiều vụ tranh chấp đất kéo dài 1 năm xã không giải quyết, gây cản trở công tác giải phóng mặt bằng.

* Tại Bắc Giang, đến thời điểm này, giá trị khối lượng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2009 của tỉnh mới đạt 267 tỷ đồng, bằng 32,5% kế hoạch và giá trị giải ngân thanh toán đạt 226,6 tỷ đồng, bằng 27,5% kế hoạch năm.

Điều đáng lưu ý là tất cả 10 dự án đầu tư xây dựng cơ bản khởi công mới trong năm nay hiện vẫn chưa khởi công xây dựng; trong đó, có 4 dự án chưa được phê duyệt là các dự án: đường vào Nhà máy nhiệt điện Vũ Xá (huyện Lục Nam) còn chưa xác định được địa điểm xây dựng và đường Nguyễn Thị Minh Khai kéo dài, Nghĩa trang nhân dân thành phố Bắc Giang, Trạm công an phòng cháy chữa cháy (TP Bắc Giang). Nhìn chung, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản chuyển tiếp từ năm trước sang còn chậm; trong đó, nhiều công trình đã chậm hàng năm, có nguy cơ mất vốn. Đặc biệt, nhiều dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng như các dự án: Trường THPT Hiệp Hoà số 4, Đường ngoài khu công nghiệp Quang Châu, Đường ngoài khu công nghiệp Vân Trung, Quốc lộ 37, Công trình cấp nước sạch xã Hoàng Ninh, Nghĩa trang nhân dân và Bệnh viện đa khoa thành phố Bắc Giang...

Nguyên nhân là do nhiều dự án bị vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; năng lực của một số chủ đầu tư và đơn vị tư vấn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Nhiều chủ đầu tư thiếu chủ động trong công tác chuẩn bị đầu tư và chưa thực sự đề cao trách nhiệm trong quá trình thực hiện đầu tư. Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn là nhiều người dân có đất thu hồi làm các dự án này đòi hỏi giá bồi thường và quyền lợi cao hơn quy định của pháp luật và cơ quan chức năng không đáp ứng được...

Từ nay đến cuối năm, tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương, đơn vị trong tỉnh khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư; thực hiện quyết liệt việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án còn dở dang. Đồng thời, tỉnh quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách./.

(Theo báo xây dựng )

  • Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD
  • Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?
  • Dàn trải và chưa hợp lý
  • Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL
  • Sân bay Cát Bi sẽ được mở rộng
  • Tiếp cận thông lệ quốc tế về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
  • Quy hoạch GTVT đường bộ đến năm 2020: Phát triển nội lực, cạnh tranh lành mạnh
  • Cần các nguyên tắc và tiêu chuẩn xây dựng đô thị
  • Xu hướng đa dạng hoá công năng các chiếc cầu
  • Resort Tropicana và 3 giải thưởng
  • Vướng mắc trong xây dựng cơ bản, đâu là nguyên nhân chính?
  • Công nghệ chống thấm cho cống dưới đê
  • Cộng lực phát triển hạ tầng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container