Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư cho thiết kế để “cứu” ngành chế biến gỗ

“Đến nay, ngành gỗ xác định, ngoài chất lượng thì thiết kế là yếu tố quyết định sự sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu; và tầm nhìn, điểm nhấn của ngành gỗ chế biến Việt Nam trong thời gian tới chính là thiết kế”, ông Nguyễn Văn Vy - Chánh văn phòng Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), cho biết.

Theo giám đốc một công ty chế biến gỗ xuất khẩu và là thành viên Ban chấp hành (BCH) Hiệp hội Mỹ nghệ và chế  biến gỗ TP.HCM (HAWA), đến đầu tháng 10, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ ước đạt khoảng 2,5 tỷ USD. “Từ nay đến cuối năm, còn 3 tháng nữa, thì 600 triệu USD không phải là quá khó, vì các hợp đồng được ký vào đầu năm, cuối năm là thời điểm giao hàng và thanh toán”, vị thành viên BCH Hiệp hội này nhận định.

Tuy nhiên, ông cũng băn khoăn, rằng điểm khó khăn và gần như là rào cản hiện nay là các quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu gỗ vào các nước ngày càng rất khắt khe, trong đó có Mỹ. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không bảo đảm được thì hàng bị trả về hoặc bị hủy. Doanh nghiệp tốn kém rất lớn vì phải bỏ ra chi phí hủy hoặc vận chuyển hàng, lại còn phải bồi thường do không bảo đảm hợp đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Vy, các thị trường lớn của ngành gỗ chế biến xuất khẩu Việt Nam là Mỹ, kế đến là EU và Nhật Bản; và đây cũng chính là 3 thị trường khó tính nhất thế giới. Các đạo luật LEGT, Lacey, Ect không khác gì các rào cản thương mại mà doanh nghiệp Việt Nam khó thể vượt qua.

Theo ông Trần Đức Phú - Trưởng phòng kiểm định của công ty TNHH Bureau Veritas, hầu hết sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam bị nước ngoài từ chối có nguyên nhân chủ yếu không bảo đảm an toàn khi sử dụng. Ông Phú cho biết, có một công ty hai lần bị phía Mỹ trả về 960.000 chiếc ghế chỉ vì thiết kế không bảo đảm an toàn, chân chống ghế yếu, người ngồi lên có thể gãy ghế, gây ra tai nạn. “Với gần một triệu chiếc ghế bị thu hồi như vậy, thiệt hại vô cùng lớn”, ông Phú nói.

Ông Vy cho biết, chính vì vậy HAWA và các thành viên đã xác định, sắp tới đây tầm nhìn trọng tâm và chiến lược của ngành gỗ chế biến xuất khẩu là công tác thiết kế. Theo đánh giá chung của HAWA, nhiều năm qua ngành gỗ chế biến xuất khẩu làm theo mẫu mã thiết kế của khách hàng và như vậy rất bị động.

“Trong khi thiết kế cho sản phẩm trong nhà phải khác với ngoài trời, thiết kế cho người Mỹ phải khác với người Nhật, nhưng thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam lại không chú trọng đặc điểm này để nghiên cứu cho phù hợp, mà vẫn cứ một sản phẩm như vậy đem đi chào hàng ở nhiều nước khác nhau, nên hiệu quả bán hàng rất thấp”, giám đốc một doanh nghiệp tại hội chợ EXPO 2010 đang tổ chức tại TP.HCM, nhận xét.

Ông Vy cho biết, bắt đầu từ tháng 11 tới, HAWA sẽ có những chương trình cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam đẩy mạnh và nâng cao hoạt động thiết kế; và đó sẽ là hoạt động trọng tâm thời gian tới.

(tamnhin)

  • Từ phân phối sang sản xuất đồ nội thất
  • Ngành đồ gỗ nghiên cứu giành lại thị phần nội địa
  • Xuất khẩu gỗ trái Luật Lacey có thể bị phạt đến 500.000 USD
  • Đồ gỗ quyết giành lại sân nhà
  • 100 triệu USD cho nhà máy sản xuất ván gỗ
  • Cạn kiệt gỗ nguyên liệu
  • Đồ gỗ gặp khó đủ bề
  • Để giảm rủi ro khi xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container