Năm 2009 được dự báo là một năm không tăng trưởng đối với ngành nội thất thế giới. Trong số 60 nước sản xuất đồ nội thất lớn trên thế giới, có 29 nước được dự báo có tăng trưởng nhẹ; 11 nước không tăng trưởng; 15 nước được dự đoán nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nội thất giảm và 5 nước được dự báo tăng hơn 3%.
Với ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam dường như đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ mấy tháng gần đây đã khả quan hơn so với quí I/2009. Tình hình kinh tế thế giới cũng có những dấu hiệu bớt khó khăn, dù chưa thể phục hồi mạnh ngay trong 6 tháng cuối năm. Nhờ đó, nhập khẩu đồ nội thất của các thị trường lớn cũng sẽ không còn ảm đạm như các tháng đầu năm.
Sau khi sụt giảm khá mạnh ngay từ tháng đầu năm, đến tháng 6/2009 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã bằng so với kim ngạch cùng kỳ năm 2008. Đây là một tín hiệu cho thấy nhu cầu nhập khẩu từ thị trường này bắt đầu tăng. Với tình hình kinh tế từ nay đến cuối năm không thể xấu thêm thì nhập khẩu từ thị trường này bắt đầu tăng. Với tình hình kinh tế từ nay đến cuối năm không thể xấu thêm thì nhập khẩu đồ nội thất của Mỹ cũng sẽ có tiến triển tốt hơn.
Trong khi đó, với thị trường Nhật Bản, từ đầu năm 2009 đến nay, tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này đặc biệt là với đồ nội thất bằng gỗ rất khả quan. Xu hướng này nhiều khả năng sẽ được duy trì trong các tháng cuối năm.
Như vậy,tính đến tháng 6/2009, trong các thị trường xuất khẩu lớn, sự sụt giảm xuất khẩu chỉ còn diễn ra tại thị trường EU.Tại thị trường EU, doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh gay gắt do nhiều nước có xu hướng chuyển sang khai thác thị trường này khi thị trường Mỹ và Nhật Bản suy giảm. Hơn nữa, phần lớn sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường EU là đồ gỗ ngoài trời. Mùa xuất khẩu đồ gỗ ngoài trời diễn ra từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Do đó trong các tháng đầu năm đáng lẽ vẫn trong mùa xuất khẩu hàng ngoài trời nhưng kinh tế khu vực rơi vào khủng hoảng đã khiến xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sụt giảm mạnh. Tình hình kinh tế tại khu vực châu Âu các tháng cuối năm sẽ bớt khó khăn hơn, do đó khả năng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang EU trong quí IV/2009 sẽ ổn định hoặc phục hồi nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu sang 3 thị trường lớn trong nửa đầu năm 2009 chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước.
Nửa đầu năm 2009, trong khi xuất khẩu sang nhiều thị trường giảm thì xuất khẩu sang một số thị trường nhỏ vẫn tăng trưởng như: xúât khẩu sang thị trường Malaysia tăng 2,3%, đạt 6,4 triệu USD với các sản phẩm chủ yếu là bàn ghế, ván...; xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông tăng 3,62%, đạt 5,1 triệu USD; xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tăng 6,96%, đạt 3,7 triệu USD.
Với những phân tích ở trên cho thấy, khả năng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam trong các tháng cuối năm sẽ khả quan hơn. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm năm 2009 đạt 2,66 tỷ USD, giảm 5% so với năm 2007.
Mặc dù tăng trưởng nhanh, nhưng đến nay, thị phần đồ nội thất của Việt Nam trên thị trường thế giới mới chỉ đạt tỷ lệ 1%. Đây là một tỷ lệ rất khiêm tốn so với tiềm năng phát triển của ngành. Việc thay đôi xu hướng tiêu dùng của các thị trường từ đồ nội thất cao cấp sang đồ nội thất hạng trung là một cơ hội đối với xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam. Do đó, về dài hạn, tiềm năng phát triển của ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là rất lớn.
(Vinanet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com