Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Luật bảo vệ thực vật của nước ngoài tại Hoa Kỳ ảnh hưởng tới XK gỗ của Việt Nam

Ngày 18/6/2008, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo Luật Nông nghiệp. Khi áp dụng Đạo Luật này sẽ tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh, phát triển xuất khẩu hàng đồ gỗ nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc nguyên liệu từ gỗ và các loại cây trồng của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Vụ Thị trường Châu Mỹ cho biết, Đạo luật Nông nghiệp 2008 (2008 Farm Bill) của Hoa Kỳ là một Đạo luật lớn dài gần 700 trang, gồm 15 Chương với hơn 600 Mục. Mỗi Chương quy định về một mảng vấn đề khác nhau, bao gồm: các chương trình hàng hóa, vấn đề dinh dưỡng, nghiên cứu, tín dụng, bảo tồn, thương mại, lâm nghiệp, năng lượng và nhiều vấn đề khác.

Trong đó, có thể xác định 2 Mục có khả năng tác động nhiều nhất đến thương mại với Việt Nam: Mục 8204 – Ngăn ngừa các hoạt động đón gỗ bất hợp pháp và Mục 3301 – Gỗ xẻ từ cây lá kim (gỗ xẻ mềm).

Mục 8204 yêu cầu về Khai báo Thực vật bắt đầu có hiệu lực 180 ngày kể từ ngày ban hành quy định này (tức là khoảng ngày 15/12/08). Theo đó, khi xuất khẩu bất kỳ thực vật nào vào Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải nộp một bản khai báo khi nhập khẩu bao gồm: Tên khoa học (bao gồm tên chi (genus) và loài (species)) của bất kỳ thực vật nào có trong hàng nhập khẩu; giá trị hàng nhập khẩu và Số lượng thực vật trong đó (bao gồm đơn vị đo lường); tên của nước nơi thực vật đó được đốn hạ, thu hoạch.

Đối với sản phẩm thực vật trong đó gồm nhiều loài hoặc có xuất xứ từ nhiều quốc gia, mà không biết chính xác tên loài hoặc tên quốc gia, thì yêu cầu khai báo tên tất cả các loài hoặc các quốc gia có khả năng là đúng.

Đối với sản phẩm thực vật giấy hoặc bìa có chứa sản phẩm thực vật tái sinh thì khai báo thêm tỉ lệ trung bình thành phần tái sinh (không cần tên loài hoặc nước xuất xứ) ngoài yêu cầu khai báo thông tin như trên đối với phần thực vật không tái sinh.

Yêu cầu khai báo thực vật trong hàng nhập khẩu không áp dụng đối với thực vật dùng riêng làm vật liệu bao gói để hỗ trợ, bảo vệ, hoặc chứa các vật khác, trừ khi bản thân vật liệu bao gói là vật được nhập khẩu.

Tuy nhiên cho đến nay, Vụ Thị trường Châu Mỹ cho biết, chưa có thông tin gì thêm về văn bản hướng dẫn thủ tục khai báo nhập khẩu thực vật vào Hoa Kỳ. Đây là yêu cầu đối với các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, chỉ tác động gián tiếp đến các nhà xuất khẩu nước ngoài, nên cũng không thấy phía Hoa Kỳ đề cập gì đến hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các nhà xuất khẩu nước ngoài khi thực hiện quy định này.

Còn Mục 3301 của Đạo luật này (gồm các Mục từ 801 đến 809 của Đạo luật Thuế quan 1930) có bổ sung một số yêu cầu. Theo đó, các nhà nhập khẩu một số loại gỗ xẻ mềm và sản phẩm từ gỗ xẻ mềm phải khai báo những thông tin dưới đây kèm theo Bản tóm tắt hàng hóa (entry summary) như: Giá xuất khẩu (export price) của mỗi lô hàng gỗ xẻ mềm hoặc sản phẩm gỗ xẻ mềm; mức phí xuất khẩu ước tính (estimated export charge), nếu có, áp dụng với mỗi lô hàng gỗ xẻ mềm hoặc sản phẩm gỗ xẻ mềm, tính theo phần trăm của giá xuất khẩu nói trên; khai báo của nhà nhập khẩu xác nhận là đã tìm hiểu thông tin, tài liệu một cách hợp lý từ cả nhà xuất khẩu và phía Hoa Kỳ để khai báo giá xuất khẩu và mức phí xuất khẩu ước tính phù hợp với các quy định liên quan của nước xuất khẩu và của Hoa Kỳ.

Được biết, hiện nay Hoa Kỳ mới chỉ có một thỏa thuận quốc tế duy nhất về xuất khẩu gỗ xẻ mềm với Canada.Việc Hoa Kỳ đưa yêu cầu này thành một quy định chung áp dụng với tất cả các nước một mặt có thể là để tránh vi phạm nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN), mặt khác, mở ra khả năng Hoa Kỳ sẽ hướng tới những thỏa thuận tương tự với các nước khác về gỗ xẻ mềm hoặc sản phẩm khác; đồng thời, tạo tiền lệ cho việc yêu cầu khai báo nhập khẩu đối với các sản phẩm khác nhau.

Trong đó cũng quy định rõ về các loại gỗ xẻ mềm và sản phẩm gỗ xẻ mềm thuộc phạm vi điều chỉnh, bao gồm 8 mã HTS sau đây: 4407.10.00, 4409.10.10, 4409.10.20, 4409.10.90, 4409.10.05, 4418.90.46.95, 4421.90.70.40 và 4421.90.97.40. Với 8 mã HTS này, Việt Nam chỉ xuất sang Hoa Kỳ 3 triệu USD trong năm 2007 và 4 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2008 nên có thể nói tác động đối với Việt Nam trước mắt là không lớn. Tổng xuất khẩu chương 44 HTS (gỗ và sản phẩm gỗ) của Việt Nam vào Hoa Kỳ là gần 40 triệu USD trong năm 2007.

Một số sản phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của chương trình này là cửa ga-ra, khung cửa đi hoặc cửa sổ hoàn thiện, đồ dùng cá nhân hoặc gia đình, và đặc biệt là đồ nội thất.

Theo Vụ Thị trường Châu Mỹ, vi phạm quy định về khai báo theo chương này khi nhập khẩu gỗ xẻ mềm vào Hoa Kỳ sẽ có thể phải chịu hình phạt dân sự không quá 10.000 USD tùy theo mỗi vi phạm.

(BCT)

  • Thông tin xuất, nhập khẩu về sản phẩm gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ trong nước
  • Thực trạng và giải pháp phát triển ngành gỗ mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
  • Doanh nghiệp gỗ cần quan tâm hơn nữa tới thị trường Nhật
  • Xuất khẩu đồ gỗ hồi phục mạnh
  • Năm 2008: Xuất khẩu sản phẩm gỗ nội thất của Indonesia sẽ đạt 2,4 tỉ USD
  • Hội chợ đồ gỗ nội thất toàn cầu năm 2008
  • Nhập khẩu gỗ nguyên liệu của cả nước 8 tháng năm 2008 tăng 15,5%
  • Xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Đức trên đà tăng trưởng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container