Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành gỗ chủ động ứng phó với rào cản thương mại

Xuất khẩu đồ gỗ 9 tháng đầu năm 2010 ước đạt 2,61 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 80% kế hoạch năm.
 
Tuy nhiên, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, khó khăn và thách thức đang “chờ” doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ở phía trước, nhất là khi các thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam, như Mỹ, EU đang xây dựng các rào cản thương mại nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.

Theo ông Quyền, Luật Flegt của EU sẽ có hiệu lực từ năm 2012 và Việt Nam đang từng bước chuẩn bị ứng phó. Tuy nhiên, Đạo luật Lacey của Mỹ đã có hiệu lực từ ngày 1/4/2010, được chia làm ba bước, trong đó bước 1 được thực hiện trong năm 2010 và doanh nghiệp phải khai theo bảng khai do hải quan Mỹ yêu cầu. Đáng mừng là, từ tháng 4 đến 10/2010, chưa có lô hàng xuất khẩu gỗ nào của doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ bị trả về. Sản lượng đồ gỗ xuất khẩu vào thị trường này vẫn đang tăng lên (đến thời điểm này đã đạt trên 800 triệu USD).

“Đó là do doanh nghiệp đã khai đúng yêu cầu của Mỹ; các đối tác mua hàng của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu đi Mỹ cũng giúp doanh nghiệp Việt Nam kê khai đúng. Tuy nhiên, sang năm 2011, khi Đạo luật Lacey vào giai đoạn 2, bên cạnh bảng khai, doanh nghiệp phải có thêm chứng chỉ đảm bảo nguyên liệu gỗ mua về là hợp pháp”, ông Quyền nói và cho rằng, năm 2011, nếu doanh nghiệp không chuẩn bị kỹ, thì năm 2012, sẽ gặp khó khăn hơn khi xuất khẩu vào Mỹ, vì ngoài bảng khai, chứng chỉ, doanh nghiệp phải có thêm giấy phép nhập khẩu.

Về phía doanh nghiệp, ông Lê Đằng Giao, Phó giám đốc Công ty TNHH Hòa Bình (chuyên xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ sang Mỹ) cho biết, hiện tại, Đạo luật Lacey đã ảnh hưởng tới lợi nhuận của những doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu gỗ từ Mỹ. Cụ thể, kể từ khi Đạo luật Lacey ra đời, Công ty Hòa Bình (nhập khẩu 50% nguyên liệu gỗ rừng từ Mỹ) thường yêu cầu nhà cung cấp phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ rừng. Tuy nhiên, gỗ nguyên liệu có giấy chứng minh nguồn gốc thường có giá cao hơn 10-15% so với gỗ không có loại giấy này.

Trong khi đó, theo ông Điền Quang Hiệp, Giám đốc Công ty Minh Phát 2 (Mifaco), Đạo luật Lacey đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng nguyên liệu gỗ được phép khai thác, nên sẽ có tác dụng tích cực là hạn chế việc chặt phá rừng bừa bãi. “Tuy nhiên, đạo luật này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp phải đi thuê làm gia công ở bên ngoài, vì sẽ rất khó quản lý nguồn gốc nguyên liệu gỗ”, ông Hiệp nói.

Năm 2011, nếu các doanh nghiệp không chuẩn bị kỹ các vấn đề liên quan đến Đạo luật Lacey và Luật Flegt, thì đến năm 2012, sẽ thực sự gặp khó khăn khi xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ và EU. “Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã tổ chức 5-6 cuộc tập huấn về những vấn đề này cho doanh nghiệp, nhưng cái khó nhất hiện nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chưa thể ban hành được bộ hồ sơ định nghĩa các tiêu chí kỹ thuật về gỗ hợp pháp”, ông Nguyễn Tôn Quyền nói và cho biết, dự kiến, phải đến giữa năm 2011, khi Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có bộ hướng dẫn này (dày khoảng 200 trang), thì mới có cơ sở triển khai thực hiện một loạt hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp.

(Theo Báo đầu tư)

  • Doanh nghiệp gỗ làm mới mình
  • Thêm cơ hội quảng bá ngành gỗ và lâm sản Việt Nam
  • DN gỗ chưa chú ý rào cản kỹ thuật
  • Xuất khẩu đồ gỗ sang Trung Quốc tăng gần 130%
  • Xuất khẩu đồ gỗ cao cấp sang Trung Quốc tăng đột biến
  • Đầu tư cho thiết kế để “cứu” ngành chế biến gỗ
  • Từ phân phối sang sản xuất đồ nội thất
  • Ngành đồ gỗ nghiên cứu giành lại thị phần nội địa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container