Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản phẩm nội thất: Bỏ ngỏ nội địa

Với tốc độ phát triển hiện nay, thị trường nội thất VN là mảnh đất màu mỡ cho các nhà sản xuất. Tuy nhiên, có một nghịch lý là trong khi VN trở thành nhà cung cấp đồ gỗ cho thế giới với kim nghạch xuất khẩu mỗi năm khoảng 3 tỷ USD, thì thị trường nội địa gần như bị họ bỏ ngỏ. 
 
Nhà sản xuất trong nước nên đầu tư về chiều sâu như khâu tạo mẫu, thiết kế theo nhu cầu của khách hàng

Trong số gần 3 tỷ USD trị giá hàng nội thất xuất khẩu mỗi năm có một tỷ lệ không nhỏ được xuất khẩu sang các thị trường lớn và khó tính như: Đức, Nhật, EU... Thế nhưng tại thị trường nội địa, các sản phẩm Việt lại chưa tìm được chỗ đứng “vững chắc”.

Theo giám đốc Cty TNHH Toàn Lợi thì thực trạng đáng quan tâm là tâm lý sính hàng ngoại vẫn khá phổ biến. Hiện nay hàng nội chỉ chiếm khoảng 20% doanh số, 80% còn lại với giá trị hàng trăm triệu USD mỗi năm là các sản phẩm nội thất nhập khẩu từ Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Thái Lan, Brazil, Đức, Italia...

Một số nhà phân phối hàng nhập ngoại cho biết: Hàng nhập có nhiều mẫu mã đẹp và thay đổi liên tục, giá lại khá “mềm”. Bán hàng nội thất nhập khẩu có lợi nhuận nhiều và quay vòng vốn nhanh hơn là tổ chức xưởng sản xuất hoặc là chờ đợi hàng của các Cty trong nước. Nhìn về tổng thể, công nghệ sản xuất hàng nội thất VN hiện vẫn còn lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực; phần lớn các nhà sản xuất VN không có một hệ thống phân phối hoàn chỉnh mà là chỉ quen sản xuất hơn làm thương mại.

Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là trên thị trường nội địa, chất lượng hàng nội thất dán nhãn mác “ngoại” đang tồn tại tình trạng thật giả lẫn lộn. Nhiều người tiêu dùng chỉ mới biết tới vẻ bề ngoài của sản phẩm mà không thể biết chính xác bên trong nó làm từ chất liệu gì, công nghệ sản xuất có đảm bảo tiên tiến hiện đại như quảng cáo hay không.

Bà Bùi Hồng Khuyên - chuyên viên thiết kế phòng dự án nội thất Cty GSC cho biết: nhìn chung sản phẩm nội thất hiện nay rất đa dạng, phong phú nhưng khá “tạp nham” vì xuất hiện nhiều hàng nhái, hàng kém chất lượng. Cũng theo bà Khuyên, hiện nay một số người tiêu dùng đã tự bảo vệ mình bằng cách dựa vào tem bảo hành đi kèm và giấy chứng nhận quốc tế của sản phẩm. Tuy nhiên, những giấy tờ đó chưa đủ để đánh giá chất lượng thực sự của sản phẩm. “Không gì bằng chúng ta sản xuất phục vụ chính chúng ta” - bà Khuyên nhận xét.

Về nghịch lý hàng ngoại lấn sân, một số chuyên gia kinh tế cho rằng: các DN gỗ VN không chỉ xuất khẩu sang thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU mà còn xuất khẩu khá nhiều sang Trung Quốc. Phần lớn hàng nội thất VN bán sang Trung Quốc là hàng cao cấp làm từ nguyên liệu gỗ cứng, gỗ có giá trị cao. Ngược lại, các DN Trung Quốc bán đồ gỗ sang VN chủ yếu ở phân khúc dành cho người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp với sản phẩm làm từ nguyên liệu gỗ tạp giá rẻ. Do vậy, hàng nội thất của Trung Quốc chiếm lĩnh được thị trường nước ta cũng là điều dễ hiểu.

Trước nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng nội địa, các chuyên gia khuyên rằng, nhà sản xuất trong nước nên đầu tư về chiều sâu như khâu tạo mẫu, thiết kế theo nhu cầu của khách hàng, có từng phân khúc thị trường phù hợp đối với các đối tượng. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, sản phẩm để “chiếm lĩnh” lại thị trường nội địa đầy tiềm năng.

(Theo Mai Thanh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Ngành gỗ cần đi cả “hai chân”
  • Doanh nghiệp đồ gỗ: Thận trọng bước trên sân nhà
  • Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ có thể vượt 4 tỷ USD
  • Nhiều tiềm năng cho xuất khẩu gốm sứ
  • Ngành gỗ chủ động ứng phó với rào cản thương mại
  • Doanh nghiệp gỗ làm mới mình
  • Thêm cơ hội quảng bá ngành gỗ và lâm sản Việt Nam
  • DN gỗ chưa chú ý rào cản kỹ thuật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container