Tỉnh Bắc Cạn có khoảng 14.000 ha rừng có gỗ quý hiếm thuộc nhóm một và nhóm hai, trong đó chủ yếu là gỗ nghiến. Trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho hàng nghìn cây gỗ bị "lâm tặc" khai thác trái phép, xẻ, hoặc cắt khúc tại rừng để lấy đi một phần, phần còn lại chúng bỏ trong rừng.
Một số cây khác, do đổ gãy tự nhiên nhưng cũng chưa được lấy ra, tổng cộng khoảng 11.300 m3 gỗ nghiến. Trước thực trạng đó, tỉnh Bắc Cạn có chủ trương khai thác gỗ nghiến "nằm" trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu đặt ra của việc khai thác gỗ nghiến nằm trên địa bàn tỉnh là tận thu nguồn tài nguyên này để giải quyết nhu cầu gỗ nguyên liệu cho chế biến, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; bên cạnh đó, tạo việc làm và thu nhập cho nhân dân địa phương, tăng nguồn thu cho ngân sách, vệ sinh môi trường để rừng phát triển bền vững.
Ðể triển khai chủ trương này, tỉnh tiến hành các bước tận thu gỗ "nằm" một cách thận trọng, chặt chẽ và có bài bản... đó là tổ chức tận thu thí điểm trong phạm vi hẹp
(hơn 56 ha, gồm 10 lô thuộc khoảnh 2 và khoảnh 4, tiểu khu 221 tại thôn Khuổi A, xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì) để rút kinh nghiệm trước khi nhân ra diện rộng; thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh và các tiểu ban thẩm định hồ sơ thiết kế - cấp phép tận thu; tiểu ban tuyên truyền; tiểu ban giám sát (cấp tỉnh và cấp xã) quá trình tận thu gỗ "nằm". Khâu thiết kế được thực hiện rất chặt chẽ, mỗi cây gỗ "nằm" đều được đo đạc, xác định địa điểm cụ thể, chụp ảnh để tiện cho quá trình theo dõi, giám sát. Công ty TNHH Ðầu tư phát triển lâm nghiệp Việt Nam (thuộc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam) được phép tận thu cũng phải tiến hành chặt chẽ các bước: Hợp đồng với tổ tận thu của địa phương, cấp thẻ cho từng người vào rừng tận thu, giao từng khúc gỗ cho tổ trưởng tận thu, lập sổ nhật trình theo dõi xẻ từng khúc gỗ tại rừng, khi gỗ xẻ về kho có xác nhận của đại diện tổ giám sát, của cán bộ kiểm lâm.
Ngoài tổ giám sát của tỉnh, tổ giám sát của xã đã phân công 6 thành viên chia thành hai nhóm (kiểm lâm, công an xã, trưởng thôn) giám sát 24/24 giờ trong ngày tại điểm tận thu.
Sau đợt tận thu thí điểm, Công ty TNHH Ðầu tư phát triển lâm nghiệp Việt Nam thu được 337 m3 gỗ nghiến xẻ (tương đương 540 m3 gỗ bán thương phẩm), 26 m3 gỗ xẻ là bìa bắp. Theo quy định hiện hành, với số gỗ thương phẩm trên, Công ty TNHH Ðầu tư phát triển lâm nghiệp Việt Nam sẽ phải nộp cho tỉnh 1,3 tỷ đồng tiền thuế tài nguyên và thuế giá trị gia tăng. Công ty TNHH Ðầu tư phát triển lâm sản Việt Nam sử dụng toàn bộ nhân lực trực tiếp khai thác, vận chuyển là người địa phương. Thôn Khuổi A có 20 hộ, có 17 hộ trực tiếp tham gia xẻ gỗ, vận chuyển về nơi tập kết, trong đó, hộ ít nhất có thu nhập 6 triệu đồng, hộ ông Nông Văn Phùng thu nhập 12 triệu đồng, cá biệt nhóm hộ ông Hoàng Văn Tá ở thôn Khuổi A thu nhập 206 triệu đồng; nhóm ông Phan Văn Minh ở thôn lân cận Nà Sót thu nhập 202 triệu đồng... tổng cộng nhân dân xã Hảo Nghĩa có thu nhập từ việc tận thu gỗ "nằm" là 800 triệu đồng - nguồn thu không nhỏ ở một xã vùng cao còn gặp nhiều khó khăn.
Ðể đánh giá khách quan việc tận thu gỗ nghiến "nằm" tại xã Hảo Nghĩa, mới đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và đánh giá: Ðơn vị được phép tận thu đã tận thu đúng những cây đã được thiết kế; không phát hiện những cây mới chặt trong quá trình tận thu.
Sau bốn tháng tổ chức khai thác thí điểm gỗ "nằm" có thể thấy rằng, việc triển khai được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, thực tiễn và chi tiết. Qua đó, góp phần tích cực nâng cao ý thức bảo vệ rừng của nhân dân.
Mặc dù đã thu được một số kết quả về mặt kinh tế, xã hội sau đợt tận thu thí điểm gỗ "nằm" trên địa bàn xã Hảo Nghĩa, nhưng đến nay đã bộc lộ một số vấn đề cần quan tâm: Việc tận thu thí điểm chưa tận dụng hết sản phẩm, còn để lại bìa, bắp, cành, ngọn trong rừng gây lãng phí về tài nguyên; chưa tận thu dứt điểm theo từng lô, khoảnh dẫn đến gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Việc vệ sinh rừng qua tận thu chưa
đạt được. Mặt khác, việc xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ của đơn vị tư vấn thiết kế chưa chính xác (bình quân từ 70% đến 90%) trong khi thực tế chỉ lợi dụng được 38% dẫn đến những hiểu lầm trong dư luận xã hội.
Công tác tuyên truyền tuy đã được triển khai, nhưng hiệu quả chưa cao là do huyện, xã, thôn chưa chủ động tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân địa phương dẫn đến có những ý kiến khác nhau trong quá trình tổ chức tận thu thí điểm.
Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn hiện có khoảng 11.300 m3 gỗ nhóm một và hai đang nằm trong rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, các huyện Na Rì, Bạch Thông, Chợ Ðồn và Chợ Mới. Số gỗ này là một tài sản rất lớn nên cần phải được tổ chức tận thu để không bị lãng phí, nếu càng để lâu càng bị thất thoát, chất lượng xuống cấp do khí hậu. Sau đợt khai thác thí điểm, trước khi tỉnh tổ chức tận thu trên diện rộng, cần tổ chức thống kê lại một cách chính xác khối lượng gỗ "nằm" còn tồn trên đất lâm nghiệp; lựa chọn đơn vị tận thu gỗ "nằm" có đủ năng lực, có trách nhiệm; thực hiện quá trình thiết kế, thẩm định, cấp phép và tiến hành tận thu nhanh gọn, giám sát chặt chẽ quá trình tận thu nhằm không bị lợi dụng chặt hạ cây mới để quá trình thực hiện chủ trương này đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất như mục tiêu đã đề ra.
Việt Nam đang đứng thứ sáu trên thế giới về xuất khẩu đồ gỗ, đứng thứ hai ở châu Á và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Tuy vậy, ngành này gần như bỏ quên sân nhà. Chỉ đến khi khó khăn mới tính chuyện quay về thì đã bị hàng nhập ngoại chiếm giữ.
Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (Hawa) và Hội Kiến trúc sư TPHCM sẽ đưa ra chương trình hợp tác cụ thể, thúc đẩy việc đưa đồ gỗ trong nước sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Bộ NN-PTNT kỳ vọng phát triển ngành chế biến gỗ là một ngành mũi nhọn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng, với thực lực của ngành này hiện nay thì dự định này như chiếc áo quá rộng.
*Trung Quốc là thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu lớn thứ 3 cho Việt sau thị trường Malaysia và Mỹ. Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc trong quí I/2009 đạt 15,8 triệu USD, giảm 32,3% so với cùng kỳ năm trước. Các chủng loại gỗ nguyên liệu chính nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn là ván nhân tạo như ván MDF, ván PB, ván plywood.
Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ lâm sản Việt Nam (VIFORES), kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ trong 4 tháng đầu năm 2009 ước đạt trên 700 triệu USD, giảm khoảng 200 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái....phần lớn hàng xuất khẩu trong 4 tháng được ký từ cuối năm nay là đơn hàng được ký từ cuối năm 2008, số đơn hàng ký mới từ đầu năm đến nay rất ít.
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu ngành đồ nội thất tăng mạnh, năm 2008 đạt tới 3 tỷ USD, hiện Việt Nam là một trong bốn quốc gia xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến lớn nhất Đông Nam Á. Thị trường chủ lực là Mỹ, EU, Nhật Bản. Trong đó, Mỹ là thị trường có những bước phát triển nhạy vọt.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 3/2009 đạt 206,3 triệu USD, tăng 30,9% so với tháng trước. Tính chung trong quý I/2009, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 563,6 triệu USD....
Trong các thị trường xuất khẩu chính mặt hàng này trong 2 tháng đầu năm của Việt Nam, thì thị trường Nhật Bản đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu đồ nội thất dùng trong văn phòng lớn nhất của Việt nam, với kim ngạch trong tháng 2/2009 đạt 3,5 triệu USD, tăng 16,7% so với tháng trước và tăng 40% so với tháng 2/2008.
Theo thông tin của Cơ quan Thương mại Quốc tế của Mỹ cho biết tại cuộc hội thảo liên doanh đến những quy định mới về hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ thì doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào Mỹ buộc phải khai báo với Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới của nước này.
Nhiều doanh nghiệp gỗ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí điêu đứng vì khách hàng của họ phá sản, rất nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng cho sản xuất từ quí 3-2009 trở đi, theo ông Trần Quốc Mạnh, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ - Chế biến gỗ TPHCM (Hawa)
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
Nhu cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong khi tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao, giá trị gia tăng thấp là những gam màu chính trong bức tranh sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2014.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13/12/2011.
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.
"Năm 2010, chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD", Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền, nói với VnEconomy ngày hôm qua.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
Trong 3 tháng qua, giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng liên tục. Giới kinh doanh dự báo, khả năng giá nhiều loại VLXD còn tăng. Thông tin này đã làm cho nhiều người có kế hoạch xây dựng nhà phải tính toán lại...
Việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới của các tập đoàn như Samsung, Canon, Intel... là tín hiệu cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đến.
Cách tạo dựng công nghiệp ô tô dựa quá nặng vào các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến ngành ô tô của VN phát triển khá ì ạch, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp VN khi tham gia lĩnh vực này. Tinkinhte xin đăng lại bài viết của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trên SGGP về vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế cả nước nói chung và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế (KKT) miền trung nói riêng. Nhiều nhà đầu tư đã xin giãn tiến độ triển khai dự án. Các KKT miền trung cần điều chỉnh, lựa chọn những dự án và giải pháp hợp lý để thu hút đầu tư, phát triển mô hình KKT một cách có hiệu quả.
Được đánh giá là một ngành hàng mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhưng ngành gốm sứ Việt Nam đang có sự phân cực rất rõ. Những đơn vị sản xuất công nghiệp - đa phần là gốm sứ xây dựng - đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi dòng gốm thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn.
Tăng trưởng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 38,3%; của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là 28,3% và của toàn ngành nói chung là 11,8% trong năm 2008 đã cho thấy sức hấp dẫn của những ngành hàng này, đặc biệt khi mà nhiều ngành hàng khác đang phải vật lộn để có đơn hàng.
Theo ASX Alphaliner, đội tàu của 100 hãng tàu vận tải hàng đầu trên thế giới hiện gồm khoảng 6,000 tàu đang hoạt động, trong đó có khoảng 5,000 tàu là các tàu container.