Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ Nam Phi

Rừng trồng chiếm diện tích khoảng 1,3 triệu ha đất của Nam Phi, chiếm 1% diện tích đất của Nam Phi. 90% diện tích rừng trồng nằm tại các tỉnh Mpumalanga (40% tổng diện tích), KwaZulu-Natal (38%) và Eastern Cape (12%). Các tỉnh này sản xuất khoảng 22 triệu m3 gỗ (tương đương khoảng 19,6 triệu tấn gỗ tròn thương mại, trị giá khoảng 5,2 tỷ rand).

Ngành công nghiệp rừng của Nam Phi có vai trò quan trọng đối với GDP (đóng góp 10% giá trị sản xuất nông nghiệp và 1% GDP năm 2006) và tạo việc làm. Hiện tại ngành sử dụng 170 ngàn lao động (107 ngàn lao động trong lĩnh vực trồng rừng và 63 ngàn lao động tại các nhà máy chế biến gỗ). Hàng năm, ngành mang lại giá trị kinh tế khoảng 16 tỷ rand (tương đương khoảng hơn 2 tỷ USD). Theo đánh giá của Bộ Nước và Rừng Nam Phi, trong 10 năm tới, Nam Phi có thể mở rộng diện tích rừng trồng khoảng 100 ngàn ha.

Rừng trồng chiếm diện tích khoảng 1,3 triệu ha đất của Nam Phi, chiếm 1% diện tích đất của Nam Phi. 90% diện tích rừng trồng nằm tại các tỉnh Mpumalanga (40% tổng diện tích), KwaZulu-Natal (38%) và Eastern Cape (12%). Các tỉnh này sản xuất khoảng 22 triệu m3 gỗ (tương đương khoảng 19,6 triệu tấn gỗ tròn thương mại, trị giá khoảng 5,2 tỷ rand). Nếu tính gộp cả ngành chế biến gỗ, giá trị của ngành công nghiệp gỗ rừng đạt khoảng 15,7 tỷ rand năm 2006 (trong đó giá trị của dăm gỗ (wood-pulp) là 7,4 tỷ rand).

Phân loại gỗ sản xuất tại Nam Phi năm 2006 như sau:

Dăm gỗ và gỗ nguyên liệu dùng để sản xuất giấy:17 000 000 m3
Gỗ hầm mỏ (mining timber):     733 000 m3
Than củi (charcoal):279 000 m3
Gỗ tròn xẻ (sawlogs):4 700 000 m3
Gỗ xẻ và gỗ cọc (veneer logs và poles)286 000 m3

Nguồn: South Africa Yearbook 2008/09, trang 570

Cơ cấu chủng loại gỗ rừng trồng theo diện tích: thông (pine) 53,5% tổng diện tích; bạch đàn (eucalyptus) 37,7%; keo (wattle) 8,1%; cây khác 0,7%.

Sở hữu rừng trồng tính theo diện tích: sở hữu nhà nước 6,9%; Công ty nhà nước SAFCOL 10,1%; doanh nghiệp tư nhân 59,7%; chủ đồn điền (commercial farmers) 19,8%; hộ cá thể 3,6%.

Cả nước hiện có khoảng 178 nhà máy sản xuất chế biến gỗ (xẻ gỗ: 57,3% tổng số nhà máy; chế biến gỗ: 7,3%; sản xuất gỗ cọc: 21,3%; sản xuất dăm gỗ, bột gỗ: 11,2%; khác: 2,8%).

(Tham khảo: Forestry South Africa. The South African Forestry and Forest Products Industry 2007. August 2008.

http://www.forestry.co.za/uploads/File/forest/statistical_data/SA%20Forestry%20Industry%202008.ppt#1)

Năm 2007, Nam Phi xuất khẩu khoảng 12,2 tỷ rand sản phẩm từ gỗ rừng trồng, trong đó bột gỗ chiếm 28,9%; giấy 45,2%; gỗ đặc 23,3%; gỗ khác 2,6%. Năm 2007, Nam Phi nhập khẩu khoảng 9,8 tỷ rand sản phẩm từ gỗ rừng, trong đó giấy chiếm 66,6%; gỗ đặc 29%; bột gỗ 4,3%; gỗ khác 0,1%.

(Nguồn: Thitruongnuocngoai.vn)

(Internet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container