*Xuất khẩu đồ nội thất cao cấp làm từ tấm cót
Công ty cổ phần Tre Việt vừa ký hợp đồng với Tập đoàn phân phối IPA Thuỵ Điển xuất khẩu sản phẩm nội thất cao cấp sản xuất từ tấm cót ra nước ngoài với khối lượng lớn và ổn định.
Theo Cty, sản phẩm nội thất cao cấp từ tấm cót được sản xuất từ 100% nguyên liệu tre, nứa, có độ bền cao, kiểu dáng hiện đại nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên. Đây là sản phẩm độc đáo đầu tiên duy nhất của Việt Nam sản xuất từ tấm cót.
*Từ đầu năm đến nay, tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có những điểm sáng như xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông tăng 17,5%, kim ngạch đạt 6,4 triệu USD; xuất khẩu sang thị trường Mêhicô tăng 121%, đạt 3,5 triệu USD; xuất sang thị trường Ấn Độ tăng 8,2%, đạt 3,4 triệu USD và xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tăng 1,7%, đạt 3,87 triệu USD.
*Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Myanma tăng mạnh, đạt 3,37 triệu USD. Trong tuần đến ngày 19/8/2009 các doanh nghiệp nhập khẩu trên 7 nghìn m3 gỗ căm xe từ thị trường Myanam, giá nhập khẩu gỗ căm xe từ thị trường này trung bình ở mức 431 USD/m3.
*Trong 15 ngày cuối tháng 7/2009, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng góm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam đạt 4,3 triệu USD, tăng 30% so với kỳ trước. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ , đồ trang trí, gốm sứ sử dụng ngoài trời và đồ chơi bằng gốm sứ tăng mạnh so với cùng kỳ trước, bên cạnh đó thì các mặt hàng gốm sứ gia dụng cũng tăng, tuy nhiên mức tăng không cao.
*Kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam trong 15 ngày cuối tháng 7 đạt 6 triệu USD, tăng 34% so với kỳ trước.
*Theo thống kê sơ bộ, tuần từ 17/8 đến 20/8/2009 nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại đạt hơn 17 triệu USD, tăng 2 triệu USD so với kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu tuần trước đó.
*Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại đạt 90 triệu USD, tiếp tục tăng 6,6% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Từ nay đến cuối năm, tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại sẽ tiếp tục được cải thiện nhờ nhu cầu sẽ cao hơn mức đầu năm. Ước tính năm 2009 kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại giảm khoảng 10% so với năm 2008.
*Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong 15 ngày cuối tháng 7 đạt 550 nghìn USD, tăng 10,8% so với kỳ trước, nhưng lại giảm 19,9% so với cùng kỳ năm 2008. Đáng chú ý là trong kỳ, xuất khẩu các mặt hàng Chậu gốm, bình gốm vào thị trường Mỹ tăng khá mạnh, trong khi đó thì xuất khẩu các mặt hàng đồ chơi và trang trí lại giảm sút.
*Kim ngạch nhập khẩu ván MDF từ thị trường New Zealand trong 6 tháng năm 2009 đạt 1,76 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu ván MDF từ thị trường này nửa đầu năm 2009 ở ứmc 273 USD/m3, giảm 16% so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ.
*Giá gỗ của Malaysia tiếp tục giảm
Giá các sản phẩm gỗ của Malaysia tiếp tục giảm mặc dù chính phủ nước này đã thực hiện 2 gói kích cầu từ đầu năm. Theo các chuyên gia đánh giá thì 2 gói kích cầu này vẫn chưa có tác động lớn đến nền kinh tế của Malaysia. Mùa xuân là mùa sửa chữa và xây dựng ở nước này, nhưng rất nhiều các công ty gỗ của Malaysia vẫn đang chờ đợi những đơn đặt hàng để tiếp tục sản xuất. Nhiều doanh nghiệp gỗ của Malaysia thậm chí còn phàn nàn rằng đã 4 tháng nay họ không hề nhận được bất kỳ đơn đặt hàng nào.
*Nga: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ qua Hải quan Viễn Đông giảm mạnh, cụ thể giảm 45% về khối lượng 45% và giảm 44% về trị giá. Hầu hết lượng gỗ xuất khẩu qua hải Viễn Đông được đưa sang các nước láng giềng của Nga như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong đó lượng gỗ tròn sang Trung Quốc là nhiều nhất, và lượng gỗ đã chế biến thì sang Nhật Bản. Một số lượng lớn gỗ Nga xuất khẩu sang Trung Quốc lại quay trở lại sau khi được chế biến thành nhiều sản phẩm và mặt hàng gỗ các loại.
*New Zealand là thị trường cung cấp gỗ thông lớn cho thế giới, năm 2008 nước này đã xuất khẩu hơn 8 triệu m3 gỗ thông với kim ngạch đạt hơn 1 tỷ NZ$, tăng 9,6% về lượng và 9% về trị giá sovới cùng kỳ năm 2007. Hàn Quốc và Trung Quốc là 2 thị trường chính của New Zealand với thị phần chiếm lần lượt là 44,3% và 31,1%. Thị trường lớn tiếp theo là Nhật Bản với thị phần 12,1%; ấn Độ chiếm thị phần 8,8%. Lượng gỗ thông xuất khẩu sang thị trường Việt Nam chỉ chiếm 0,2% trong xuất khẩu gỗ của New Zealand.
(Vinanet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com