Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hoàn thiện cơ chế đặc thù để phát triển cụm công nghiệp

Nhiều ưu đãi, thuế suất đặc thù áp dụng cho cụm công nghiệp (CCN) đã được Trung ương và địa phương ban hành nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực tế tiến độ xây dựng hạ tầng CCN còn chậm, tỷ lệ lấp đầy vẫn thấp so với khu công nghiệp (KCN). Bởi vậy bài toán này lại tiếp tục đặt ra với các nhà hoạch định chính sách hiện nay.

Hiện cả nước có 918 CCN

Chỉ riêng năm 2009 đã có 181 CCN được thành lập, nâng tổng số cụm công nghiệp hiện nay lên 918 cụm, tăng 25% về số lượng và trên 30% diện tích đất.

Cơ chế đặc thù từ Trung ương

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm phát triển CCN, thể hiện trong các Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp… 

Dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng và đầu tư sản xuất trong CCN được miễn tiền thuê đất 15 năm tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; miễn tiền thuê đất 11 năm tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và 3 năm tại các địa bàn khác.

Đồng thời, được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thuế suất ưu đãi 20% trong thời hạn 10 năm và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm, giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (Nghị định 124/2008/NĐ-CP).

Chưa kể các dự án này còn được ưu đãi hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng...

... đến ưu đãi riêng tại địa phương

Do nhu cầu cấp thiết để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại địa phương, trong cả nước cũng đã có trên 40 địa phương ban hành cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ để phát triển CCN.

Cơ chế hỗ trợ của các địa phương tập trung vào đầu tư hạ tầng thiết yếu như điện, cấp thoát nước, đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc đến tận hàng rào các CCN và các cơ sở sản xuất, kinh doanh của DN (như Gia Lai, Tây Ninh, Bình Thuận, Thanh Hoá, Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Đắk Nông, Nam Định,…) hoặc hỗ trợ kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng (Nghệ An 100 triệu đồng/ha; Thanh Hoá 30% và Thừa Thiên Huế 10% thông qua hình thức trừ dần vào tiền thuê đất; Quảng Bình 50 nhưng không quá 300 triệu đồng/dự án).

Nhiều địa phương lại tập trung hỗ trợ đào tạo lao động (Gia Lai 0,3 triệu đồng/tháng và không quá 1,5 triệu đồng/lao động; Thái Bình 0,7-1,2 triệu đồng/người; Quảng Ngãi 0,7-1 triệu đồng/người/khoá; Hải Dương: không quá 01 triệu đồng/người/khoá...); hỗ trợ vay vốn tín dụng đầu tư phát triển; hỗ trợ xử lý môi trường...

CCN giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, việc làm, tiêu thụ hàng hóa...

Các cơ chế, chính sách phát triển CCN hiện hành đã có tác dụng tích cực trong việc hình thành phát triển các CCN thời gian vừa qua. Sự phát triển của các CCN đã đáp ứng được một phần nhu cầu về mặt bằng sản xuất của các DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa; phục vụ mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm hoặc nằm xen kẽ trong khu dân cư, giải quyết một bước tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề.

Đồng thời, đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, sản xuất kinh doanh công nghiệp; tạo ra cơ sở hạ tầng sẵn có để huy động một lượng lớn vốn đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng lợi thế của địa phương; giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội. Tính đến cuối năm 2008, cả nước đã có 737 CCN được thành lập thu hút 44.144 tỷ đồng vốn đầu tư hạ tầng, 554.102 tỷ đồng vốn của các dự án đầu tư trong cụm công nghiệp     

Sự phát triển các CCN cũng có tác động lan tỏa tích cực tới phát triển các vùng, ngành, lãnh thổ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đến cuối năm 2008 các cụm công nghiệp đã thu hút 477.030 lao động làm việc. Tại nhiều địa phương, việc phát triển CCN đã có vai trò tích cực trong tiêu thụ nông lâm thủy sản hàng hóa (do công nghiệp chế biến phát triển), giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nông dân và hiện đại hóa nông thôn.

... tuy nhiên, chính sách vẫn chưa đủ hấp dẫn

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển CCN tuy đã có nhiều kết quả tích cực, song vẫn chưa đủ hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư hạ tầng các CCN cũng như đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN... Do vậy, tiến độ xây dựng hạ tầng CCN chậm, tỷ lệ lấp đầy thấp so với KCN.

Đến nay, mới chỉ có 21 tỉnh thuộc các vùng Tây Nguyên, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và các huyện miền Tây của tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đang được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương để xây dựng hạ tầng CCN theo Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg. Tuy nhiên, mức hỗ trợ còn rất thấp so với nhu cầu vốn để xây dựng hạ tầng CCN (mức hỗ trợ 6 tỷ đồng cho 1 cụm chỉ chiếm khoảng 6% trong tổng vốn đầu tư hạ tầng cho 1 cụm có quy mô 50 ha). Thời hạn thực hiện 2 Quyết định này đã hết (đến năm 2010), nhưng ngân sách trung ương mới bố trí được vốn hỗ trợ dưới 20% so với nguồn được hưởng, khoảng 266 tỷ/1.470 tỷ.

Nhìn chung tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp còn chậm. Tại Hà Nội, thời gian triển khai xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp từ 3-5 năm, hầu hết các cụm chưa hoàn thành việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo nội dung quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư được phê duyệt (các hạng mục chưa hoàn thiện chủ yếu là: hạng mục xử lý nước thải, chất thải; cây xanh; nhà điều hành; trạm cấp nước tập trung). Tại Đồng Nai, trong số 48 cụm công nghiệp đã được phê duyệt chi tiết, mới có 2 cụm đã hoàn tất xây dựng cơ sở hạ tầng và 2 cụm đang thi công xây dựng, còn lại hầu như chưa triển khai xây dựng hạ tầng... Nguyên nhân chủ yếu do sức thu hút các nhà đầu tư vào các CCN chưa cao; công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn gặp vướng mắc, chậm trễ; đơn vị đầu tư hạ tầng còn hạn chế năng lực, về vốn,... nhất là các UBND cấp huyện, đơn vị sự nghiệp sử dụng vốn ngân sách để đầu tư.

Trước thực trạng trên, việc tiếp tục xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển CCN càng đặt ra yêu cầu cấp thiết, nhằm tháo gỡ khó khăn trong phát triển CCN, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các DN đầu tư vào CCN.

Bộ Công Thương cũng đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển CCN. Dự thảo này đang được lấy ý kiến góp ý của nhân dân để hoàn thiện hơn về nội dung chính sách. Bạn đọc có thể tiếp tục góp ý xây dựng một số cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển CCN tại đây.

(Theo Phương Mai // Tin Chính phủ)

 

  • Bổ sung Quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Long An
  • Mở rộng khu công nghiệp Yên Phong I
  • Khu công nghiệp lâu năm nhất VN: Cận kề ngày xóa sổ
  • Khu nông nghiệp công nghệ cao TPHCM (giai đoạn 1): Lấp đầy gần 80% diện tích
  • 41 dự án đầu tư vào khu công nghệ cao Hòa Lạc
  • Kinh tế tư nhân: Thúc đẩy phát triển cả lượng và chất
  • Khu vực kinh tế tư nhân: Yếu vì quy mô quá nhỏ
  • Nhiều dự án đồng loạt khởi động tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container