Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khu công nghiệp gặp khó

 
Vốn đăng ký đầu tư vào các KCN Hà Nội giảm mạnh. Ảnh: Hà Minh

Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất giảm mạnh, một phần do bãi bỏ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chỉ có 30 dự án đầu tư được cấp chứng nhận đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) của Hà Nội từ đầu năm tới nay, với tổng vốn đăng ký khoảng 80 triệu USD và 600 tỷ đồng, bằng 30% so với cùng kỳ năm trước. Thậm chí, trong số này, chỉ có 12 dự án là cấp mới, còn lại là các dự án tăng vốn.

Theo ông Nguyễn Xuân Chính, Trưởng ban Quản lý Các KCN, KCX Hà Nội, nguyên nhân cơ bản nhất của sự sụt giảm này là do khủng hoảng tài chính toàn cầu, khiến lưng vốn của nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó là việc từ ngày 1/1/2009, ViệtNambãi bỏ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) đối với cả DN đầu tư hạ tầng KCN và DN hoạt động trong các KCN.

“Các DN đầu tư xây dựng hạ tầng KCN kêu nhiều nhất về vấn đề này. Không thể đánh đồng việc đầu tư xây dựng khu đô thị với việc xây dựng hạ tầng KCN, bởi vì việc đầu tư cho các KCN sẽ liên tục phát sinh lợi nhuận, tăng thu cho ngân sách, khác hẳn với đầu tư một khu chung cư. Ưu đãi cho phát triển các KCN cũng chính là sự đầu tư cho nguồn thu sau này”, ông Chính nói.

Trên một khía cạnh khác, ông Chính cũng cho rằng, việc Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút đầu tư vào các KCN. Việc này, theo ông Chính, khiến nhiều DN đầu tư hạ tầng KCN lừng chừng trong thực hiện dự án.

Liên quan tới vấn đề này, trong một cuộc trao đổi gần đây với phóng viên Báo Đầu tư, ông Hong Sun, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển HS cho rằng, việc các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư tại Việt Nam là do tiền thuê đất rẻ hơn, nhưng với các quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP, lợi thế này đang mất dần.

“Áp dụng các quy định của Nghị định 69/2009/NĐ-CP thì tốt cho nông dân ViệtNam, nhưng với chúng tôi thì không, thậm chí ViệtNammất đi lợi thế cạnh tranh so với nước khác. Nhiều dự án KCN gặp khó khăn và không biết có triển khai tiếp hay không”, ông Hong Sun nói và cho biết, Công ty của ông có một dự án KCN ở Thường Tín (Hà Nội). Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 90 triệu USD, trong đó tiền đề bù giải phóng mặt bằng ban đầu dự kiến tối đa là 18 triệu USD, nhưng bây giờ, vì Thường Tín đã sáp nhập về Hà Nội, nên tiền đền bù đã lên tới 30 triệu USD. Cộng thêm các quy định từ Nghị định 69/2009/NĐ-CP, Công ty HS sẽ phải mất nhiều hơn thế tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Và điều đó, tất nhiên sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư hạ tầng KCN như HS.

Đó là chưa kể một loạt vướng mắc khác, khiến việc phát triển các KCN còn khá nhiều khó khăn, như vấn đề nhà ở cho công nhân, giải phóng mặt bằng, thậm chí cả những vướng mắc liên quan tới việc thành lập, phát triển và quản lý các KCN, KCX...

Số liệu thống kê cho thấy, theo quy hoạch đến năm 2020, chỉ tính riêng các tỉnh, thành phố phía Bắc (Thừa Thiên Huế trở ra) xây dựng 187 KCN, với diện tích 77.134 ha và 9 khu kinh tế, với tổng diện tích cả biển đảo là 389.868 ha. Đến nay, đã cơ bản hoàn thành xây dựng được trên 60% các KCN, thu hút gần 2.800 dự án, chiếm 40% trong tổng số các dự án đầu tư vào các KCN, khu kinh tế trên cả nước, với tổng vốn đăng ký hơn 39,7 tỷ USD. Với 1.982 dự án đã đi vào hoạt động, trong 10 tháng qua, các dự án này đã tạo ra doanh số 6,39 tỷ USD, dự kiến cả năm đạt 10 tỷ USD, nộp ngân sách 500 triệu USD, tạo việc làm trực tiếp cho gần 400.000 lao động... Những con số này cho thấy, đóng góp của các KCN, KCX cho phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn. Trong bối cảnh khó khăn chung, càng phải tiếp tục tháo gỡ khó khăn để thu hút nhiều hơn nữa việc đầu tư vào các KCN.

Ý kiến - Nhận định

Ông Vũ Đức Quyết

 

Trưởng ban Quản lý các KCN Bắc Ninh

Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN trong năm 2009 khá khó khăn và một trong những nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, tôi cho rằng, khi kinh tế thế giớikinh tế Việt Nam hồi phục, sẽ có nhiều nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào Việt Nam để đón đầu cơ hội. Câu lạc bộ Các ban quản lý KCN, KCX các tỉnh, thành phố phía Bắc sẽ chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau để tiếp tục thu hút đầu tư vào các KCN.

Ông Hồ Đình Tiến

Phó tổng giám đốc Công ty Phát triển KCN Nomura (Hải Phòng)

KCN Nomura đã lấp đầy 97%, nên việc thu hút đầu tư giờ này không còn quan trọng. Song việc ViệtNambãi bỏ ưu đãi thuế thu nhập DN, cũng như việc áp dụng cách tính tiền đền bù giải toả mặt bằng với các KCN theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP sẽ gây rất nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư vào các KCN. Hãy coi đất dành cho các KCN như một tư liệu sản xuất, có thể sinh lợi, để có những ưu đãi, thậm chí có một sắc thuế riêng biệt.

Ông Hong Sun

Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển HS

Với dự án hạ tầng KCN mà vẫn áp dụng đơn giá đất như với đầu tư khu đô thị sẽ gây khó khăn cho chủ đầu tư. Giá đất lên thì giá cho thuê đất cũng tăng lên, vì vậy, khó thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Nên biết rằng, những dự án KCN là tập trung vào thu hút các dự án sản xuất, tạo việc làm, xuất nhập khẩu hàng hóa, chứ không giống như xây dựng chung cư hay biệt thự.

Ông Nguyễn Đức Chính

Trưởng ban Quản lý các KCN, KCX Hà Nội

Chúng tôi đang triển khai KCN Sinh học ở Từ Liêm và đang nghiên cứu, xây dựng cơ chế đặc thù cho KCN này. Nhiều nhà đầu tư đang muốn được ưu đãi thuế cao hơn, thậm chí chỉ 1-2%, chứ không phải là áp dụng mức thuế thu nhập DN 10% đối với quy định chung về đầu tư vào công nghệ cao. Có lẽ, sẽ phải tách ra từng phần để có những cơ chế ưu đãi riêng biệt, phù hợp. Chẳng hạn, đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu, phát triển thì chỉ nên để thuế suất là 0%.

(Theo Hà Nguyễn // Báo đầu tư )

  • 3.000 tỷ đồng xây KCN sinh thái Bourbon An Hòa
  • Xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường ở các KCN: Vẫn phải chờ!
  • Huy động 30 ngàn tỉ đồng đầu tư vào Chu Lai
  • Đưa khu thương mại-công nghiệp Tây Bắc vào hoạt động
  • Các khu kinh tế miền trung làm gì để thu hút đầu tư?
  • Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh
  • Ưu tiên vốn ngân sách cho khu kinh tế ven biển
  • Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp: Đất đang chờ dự án
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container