I. Giới thiệu sơ lược về khu công nghiệp Vĩnh Lộc
Hồ sơ pháp lý:
Khu công nghiệp Vĩnh Lộc là một trong những khu công nghiệp tập trung của thành phố được thành lập theo Quyết định số 81/TTg ngày 05/02/1997 của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp:
Công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư Chợ Lớn (CHOLIMEX)
- Địa chỉ : 631-633 Nguyễn Trãi, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại : 8547101 – 8555674.
- Fax : 84.8.8555682
- Email :
- Địa chỉ trang WEB
Thời hạn hoạt động: 50 năm ( bắt đầu từ năm 1997)
Vị trí địa lý:
- Khu công nghiệp Vĩnh Lộc nằm ở vị trí phía Tây bắc cửa ngõ của thành phố trên địa bàn 2 xã Vĩnh Lộc A và xã Bình Hưng Hòa, huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh, là đầu mối quan trong với các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ. Vị trí của khu công nghiệp :
+ Cách trung tâm thành phố : 15 km
+ Cách sân bay Tân Sơn Nhất : 8 km
+ Cách cảng Sài Gòn : 17 km
+ Cách trung tâm Q.5 : 12 km
- Trong tương lai, theo kế hoạch phát triển của thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Vĩnh Lộc có những thuận lợi sau :
+ Nằm cạnh vùng đô thị mới
+ Cạnh đường xuyên á
+ Gần ga và tuyến đường sắt.
Diện tích khuôn viên và các phân khu chức năng:
- Tổng diện tích toàn khu công nghiệp : 207 ha, trong đó :
+ Đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp là : 118,88 ha
+ Đất xây dựng trung tâm quản lý và khu dịch vụ là : 5,76 ha
+ Đất cây xanh : 22,7 ha
+ Đất xây dựng đường giao thông : 32,5 ha
+ Đất dành cho xử lý kỹ thuật : 9,71 ha
+ Đất để xây dựng kho chứa hàng : 17,45 ha
- Mật độ xây dựng bình quân : 60%
II. Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp
Về hệ thống đường trong và ngoài khu công nghiệp:
- Gần đường quốc lộ số 1 và đường tỉnh lộ số 13
- Bên trong khu công nghiệp, có đường tỉnh lộ 80 băng ngang từ phía Tây đến phía Đông và hệ thống đường nội bộ
- Hệ thống đường bên trong và bên ngoài khu công nghiệp cũng như một số tuyến đường khác đang có kế hoạch xây dựng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong khu công nghiệp trong việc vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa.
Về hệ thống kho hải quan:
Hệ thống kho sẽ được xây dựng trên khuôn viên có diện tích khoảng 17 ha. Trong đó, hệ thống kho được thiết kế với tiêu chuẩn hiện đại, có khả năng tiếp nhận tất cả các phương tiện vận tải lớn, xe tải chở container loại lớn có thể ra, vào nhà kho dễ dàng.
Về hệ thống cấp điện:
Sử dụng mạng lưới điện quốc gia được cung cấp từ trạm Phú Lâm (220/110 KVA). Một máy phát điện dự phòng sẽ đồng thời được thiết lập để đảm bảo sự ổn định trong việc cung cấp điện cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Hệ thống cấp và thoát nước:
- Hệ thống cấp nước:
Tại giai đoạn đầu, nguồn nước ngầm sẽ được sử dụng thông qua 4 giếng với công suất khoảng 4.000 m3/ngày và một trạm xử lý nước được xây dựng để cung cấp nước sạch cho hoạt động của con người và nước hoạt động sản xuất thông qua hệ thống ống riêng biệt.
Thời gian tới, nguồn nước cung cấp cho khu công nghiệp Vĩnh Lộc sẽ được tăng cường từ nguồn nước của nhà máy xử lý nước song Sài Gòn thông qua hệ thống ống dẫn của thành phố.
- Hệ thống thoát nước:
Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế hoàn thiện để đảm bảo sự thoát nước nhanh, không gây ngập úng trong khu công nghiệp.
Hệ thống ống và trạm xử lý nước thải sẽ được xây dựng với công nghệ mới, hiện đại để xử lý các nước thải sinh hoạt và công nghiệp theo đúng các tiêu chuẩn, quy định của Việt Nam.
Về hệ thống các dịch vụ khác trong khu công nghiệp Vĩnh Lộc:
Để thu hút các nhà đầu tư vào khu công nghiệp, Công ty Cholimex đã liên hệ và cho phép nhiều Công ty cung cấp dịch vụ đặt chi nhánh ở ngay tại khu công nghiệp để cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Cụ thể:
+ Hải quan
+ Ngân hàng
+ Bưu chính viễn thông
+ Bảo hiểm
+ Bảo vệ và trạt tự công cộng,...
III. Nghành nghề thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp
- Công nghiệp cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng phục vụ cho sản xuất công, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải,...
- Công nghiệp sảm xuất đồ điện gia dụng.
- Công nghiệp lắp ráp điện tử, điện tóan, điện lạnh, ...
- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, hải sản, ...
- Công nghiệp dệt, may mặc, các sản phẩm bằng da và giả da,..
- Công nghiệp nhựa, cao su, bao bì nhựa, bao bì giấy, ...
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất.
- Công nghiệp gốm, sứ, thủy tinh, ...
- Các ngành công nghiệp khác không gây ô nhiễm môi trường hoặc có tính chất hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
IV. Các dịch vụ hiện có trong khu công nghiệp
- Thiết kế, thi công nhà xưởng và các công trình phụ trợ trongg hu công nghiệp.
- Cung cấp lao động sản xuất và các nhu cầu khác.
- Tư vấn lập dự án cũng như thực hiện xây dựng nhà xưởng
- Làm thủ tục xuất nhập khẩu và nhận ủy thác xuất nhập khẩu, giao nhận ngoại thương, thuê và cho thuê phương tiện vận tải bộ, biển.
- Đảm nhận các thủ tục bảo hiểm các loại và các dịch vụ khác như : bưu chính, viễn thông, ngân hàng.
V. Đơn giá cho thuê lại đất, nhà xưởng và phương thức thanh toán
Giá cho thuê đất và thời gian cho thuê:
STT | Thời gian thuê | Giá thuê (USD/m2) | Ghi chú |
1 | 10 năm | 30 | Trả 1 lần |
2 | 20 năm | 50 | Trả 1 lần |
3 | 30 năm | 45 | Trả 1 lần |
4 | 46 năm | 36 | Trả theo các phương thức |
Phương thức thanh toán tiền thuê đất:
STT | Phương thức | Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 | Tổng |
1 | Trả 1 lần | 100% | | | 100% |
2 | Trả 1 lần | 50% | 50% x 1,1 | | 105% |
3 | Trả 1 lần | 50% | 50% x 1,1 | 25% x 1,21 | 107,75% |
Giao đất:
Những trường hợp sau đây sẽ được cấp giấy quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài:
- Nếu thuê 10.000 m2 trở lên với đơn giá giao đất là 45USD/m2 và thanh toán 1 lần (100%).
- Nếu thuê dưới 10.000 m2 với đơn giá giao đất là 50USD/m2 và thanh toán 1 lần.
Ghi chú : Chương trình chỉ áp dụng cho các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp trong nước.
Chương trình cho thuê nhà xưởng đã xây dựng sẵn:
- Diện tích nhà xưởng : có nhiều loại (500 m2, 1000 m2, ...)
- Đơn giá cho thuê : 2 USD/m2/tháng
- Phương thức thanh toán:
+ Đóng tiền cọc trước 6 tháng.
+ Đóng tiền thuê nhà xưởng 3 tháng (vào đầu mỗi quý)
Chi phí bảo dưỡng cơ sở hạ tầng:
Đơn giá tạm tính 5.000 đồng/m2/năm và thu trong vòng 10 năm.
Điện:
Theo đơn giá sản xuất công nghiệp của thành phố.
Nước:
Đơn giá tạm tính cho nước đã qua xử lý là 2.500 đồng/m3
( theo dpi.hochiminhcity )
- Khu công nghiệp của KBC được vào khu kinh tế lớn
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13/12/2011.
- Đề xuất lập Khu kinh tế biển Phú Quốc
Tại buổi làm việc với Tổ công tác nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển đảo Phú Quốc ngày 25-10 ở Kiên Giang, nhiều ý kiến các bộ, ngành đề nghị sớm thành lập Khu kinh tế biển Phú Quốc.
- Mở rộng Khu kinh tế Dung Quất lên gấp 4 lần
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 38/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 2 Quy chế hoạt động Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-TTg ngày 3/3/2010.
- Mạnh tay với các dự án công nghiệp “treo”
Trong những năm qua, tỉnh Long An tiếp nhận và cấp phép rất nhiều dự án (DA) khu, cụm công nghiệp (KCCN), theo đó là các khu tái định cư.
- Công ty Nhật Bản đầu tư 40 triệu USD vào Khu CNC Đà Nẵng
Dự kiến, vào tháng 8 tới, công ty Tokyo Keiki sẽ nôp hồ sơ xin thành lập cơ sở sản xuất tại Đà Nẵng và lấy tên là Tokyo Keiki Precision-Technology Đà Nẵng Việt Nam.
- Khu công nghiệp Tứ Hạ
Khu công nghiệp Tứ hạ với tổng diện tích qui hoạch là 100ha nằm cạnh đường tránh Huế và tiếp giáp với đường sắt Bắc - Nam, cạnh trục đường trung tâm thị trấn Tứ Hạ và cách Quốc lộ 1A khoảng 1km về phía Tây Nam, cách thành phố Huế khoảng 15km về phía Bắc.
- Khu công nghiệp Phú Bài mở rộng
Khu công nghiệp Phú Bài mở rộng thuộc xã Thuỷ Phù, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 12 km về phía nam, cạnh khu công nghiệp Phú Bài về phía Tây Nam. Tổng diện tích quy hoạch khu công nghiệp Phú Bài mở rộng là: 515 ha, trong đó giai đoạn I: 87,5 ha.
- Khu công nghiệp Phú Bài
Khu công nghiệp Phú Bài được thành lập theo Quyết định số 1144/QĐ-TTg ngày 22/12/1998 của Thủ tướng Chính Phủ; là Khu công nghiệp (KCN) tập trung đầu tiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Khu công nghiệp Phong Điền ( Phong Thu )
Khu công nghiệp Phong Điền với tổng diện tích quy hoạch khoảng 100ha nằm cạnh tỉnh lộ 9 nối thị trấn Phong Điền với Phong Chương - Quảng Lợi và cách Quốc lộ 1A chừng 500m.
- Khu công nghiệp Tân Tạo
Thông tin chung về khu công nghiệp Tân Tạo
- Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp
Thông tin chung về khu công nghiệp Tân Thới Hiệp
- Khu công nghiệp Lê Minh Xuân
Thông tin chung về khu công nghiệp Lê Minh Xuân
- Khu công nghiệp Tây bắc - Củ chi
Thông tin chung về khu công nghiệp Tây Bắc - Củ Chi
- Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
- Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
- Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
- Doanh nghiệp FDI đầu tư mạnh vào dệt may cao cấp để “đón đầu” TPP
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
- Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
- Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
Nhu cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong khi tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao, giá trị gia tăng thấp là những gam màu chính trong bức tranh sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2014.
- Phí trước bạ ôtô tại Đà Nẵng có thể xuống mức tối thiểu
Sáng 9/7, UBND thành phố Đà Nẵng đã trình Hội đồng Nhân dân thành phố các mức phí, lệ phí áp dụng cho ôtô, xe máy trên địa bàn.
- Xe tay ga cao cấp ở Việt Nam - cuộc chiến phi giá cả
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
- Khu công nghiệp của KBC được vào khu kinh tế lớn
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13/12/2011.
- Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
- Phân tích ngành than và điện năm 2010
Năm 2010 ngành than sẽ hưởng lợi từ việc tăng giá bán, cả giá xuất khẩu và giá bán trong nước. Các công ty khai thác than do đó cũng được hưởng lợi.
- Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.
- Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
"Năm 2010, chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD", Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền, nói với VnEconomy ngày hôm qua.
- Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
- Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
- "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
Trong 3 tháng qua, giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng liên tục. Giới kinh doanh dự báo, khả năng giá nhiều loại VLXD còn tăng. Thông tin này đã làm cho nhiều người có kế hoạch xây dựng nhà phải tính toán lại...
- Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
Việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới của các tập đoàn như Samsung, Canon, Intel... là tín hiệu cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đến.
- Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
Cách tạo dựng công nghiệp ô tô dựa quá nặng vào các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến ngành ô tô của VN phát triển khá ì ạch, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp VN khi tham gia lĩnh vực này. Tinkinhte xin đăng lại bài viết của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trên SGGP về vấn đề này.
- Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế cả nước nói chung và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế (KKT) miền trung nói riêng. Nhiều nhà đầu tư đã xin giãn tiến độ triển khai dự án. Các KKT miền trung cần điều chỉnh, lựa chọn những dự án và giải pháp hợp lý để thu hút đầu tư, phát triển mô hình KKT một cách có hiệu quả.
- Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
Được đánh giá là một ngành hàng mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhưng ngành gốm sứ Việt Nam đang có sự phân cực rất rõ. Những đơn vị sản xuất công nghiệp - đa phần là gốm sứ xây dựng - đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi dòng gốm thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn.
- Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
Tăng trưởng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 38,3%; của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là 28,3% và của toàn ngành nói chung là 11,8% trong năm 2008 đã cho thấy sức hấp dẫn của những ngành hàng này, đặc biệt khi mà nhiều ngành hàng khác đang phải vật lộn để có đơn hàng.
- Top 15 hãng tàu container
Theo ASX Alphaliner, đội tàu của 100 hãng tàu vận tải hàng đầu trên thế giới hiện gồm khoảng 6,000 tàu đang hoạt động, trong đó có khoảng 5,000 tàu là các tàu container.
Bạn phải đăng nhập để sử dụng chức năng này.