Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“No dồn, đói góp” khu công nghiệp (Kỳ II)

Phát triển khu công nghiệp được coi là chiến lược dài hơi. - tinkinhte.com
Phát triển khu công nghiệp được coi là chiến lược dài hơi. Ảnh: Đức Thanh
Khu công nghiệp (KCN) có chức năng thu hút các dự án. Tuy nhiên, sau khi có quyết định thành lập, có nơi thành công, có nơi suốt thời gian qua giậm chân tại chỗ do thu hút đầu tư không hiệu quả hoặc vì triển khai các hạng mục hạ tầng quá chậm. Vấn đề hiệu quả đầu tư đang được đặt ra không chỉ với các nhà đầu tư hạ tầng KCN.

Kỳ II: Cần phải chú trọng chất lượng

Một nguồn tin trích dẫn từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết, đến hết năm 2010, tỉnh này sẽ chuyển đổi hơn 38.000 ha đất nông nghiệp, trong đó hơn 5.000 ha đất trồng lúa, gần 9.000 ha cây hàng năm và hơn 19.000 ha cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp. Điều đáng quan tâm là, trong tổng số diện tích đất chuyển đổi nói trên, có khoảng 7.000 ha dùng vào việc xây mới và mở rộng các KCN.

Các KCN mới được thành lập trong giai đoạn từ nay đến 2015 tại Đồng Nai gồm: KCN Công nghệ cao Long Thành (500 ha), KCN Donataba (418 ha), KCN Gia Kiệm (330 ha), KCN Cẩm Mỹ (300 ha), KCN Phước Bình (190 ha), KCN Suối Tre (150 ha). Cùng với đó, các KCN hiện hữu mở rộng gồm: KCN Xuân Lộc (thêm khoảng 200 ha), Amata (thêm 180 ha), Long Đức (thêm 130 ha), Tân Phú (thêm 76 ha), An Phước (thêm 71 ha)...

Trong khi đó, tại Long An hiện có tới 7 dự án KCN đang còn nằm trên giấy hoặc mới triển khai đền bù giải tỏa. Đó là các KCN Đức Hòa Đông, Tân Bửu - Long Hiệp, Bắc Tân Tập, Nam Tân Tập, Tân Phú, An Nhật Tân 2, Thế Kỷ, với tổng diện tích gần 2.500 ha.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về hướng giải quyết đối với những KCN hoạt động không hiệu quả hoặc triển khai quá chậm, ông Phan Thành Phi, Trưởng ban Quản lý các KCN Long An cho biết: “Từ kinh nghiệm KCN Xuyên á và Đức Hòa 3, Ban quản lý các KCN Long An sẽ thường xuyên kiểm tra tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng cũng như dự án đầu tư sản xuất vào các KCN mới, kiên quyết thu hồi đất các dự án không có khả năng triển khai thực hiện”.

Tương tự, ông Nguyễn Mạnh Văn, Phó trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai cho biết, quan điểm của Ban Quản lý là chấn chỉnh và đốc thúc các chủ đầu tư hạ tầng tăng cường công tác xúc tiến đầu tư và triển khai xây dựng hạ tầng đúng tiến độ.

Vẫn theo ông Văn, cho đến thời điểm này, chỉ có KCN Biên Hòa I, do tồn tại đã lâu và xét thấy không còn phù hợp, nên tỉnh đã kiến nghị với Chính phủ cho phép chuyển đổi công năng, còn lại tất cả những KCN hiện hữu, nhất là những KCN thu hút đầu tư không hiệu quả, tỉnh vẫn kiên quyết buộc làm đến cùng, chứ không cho chuyển đổi công năng. “Sở dĩ phải làm như vậy là nhằm tránh tình trạng các chủ đầu tư “xí” đất rồi xin điều chỉnh lại quy hoạch theo ý đồ có lợi cho mình và quan trọng hơn là tránh việc phá vỡ quy hoạch mỗi khi thay đổi mục đích sử dụng đất của mỗi dự án”, ông Văn nói.

Đối với chủ đầu tư hạ tầng các KCN, đến thời điểm này, vẫn chưa có đơn vị nào có ý định xin chuyển đổi công năng của dự án. Một cán bộ của chủ đầu tư hạ tầng KCN Giang Điền (Đồng Nai) cho biết, trong tổng diện 529 ha của cả KCN này, ngoài 100 ha đã bồi thường xong, Công ty đang tiếp tục bồi thường số đất còn lại. Dù đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng Công ty vẫn theo đuổi đến cùng mục tiêu làm KCN.

Riêng việc thành lập các KCN mới trong bối cảnh những KCN hiện hữu dường như đang “bội thực” và “ế ẩm”, ông Văn cho rằng, theo định hướng đến năm 2015, tỉnh Đồng Nai sẽ phát triển mới thêm 5 KCN, với tổng diện tích gần 1.500 ha. Vì thế, diễn tiến thành lập mới các KCN đang theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.

“Thông thường, việc đầu tư hạ tầng của một KCN phải mất đến 5 - 10 năm, chứ không phải là ngày một ngày hai. Công tâm mà nói, trong đợt khủng hoảng kinh tế vừa qua, dường như các địa phương đều rơi vào tình trạng sụt giảm trong thu hút đầu tư, chứ không riêng gì Đồng Nai. Nếu chùn chân bởi kết quả thu hút đầu tư của năm qua mà không tiếp tục triển khai các KCN mới, thì có thể sẽ không nắm bắt kịp cơ hội khi xuất hiện làn sóng đầu tư mới sau khủng hoảng”, ông Văn giải thích.

Có thể, chủ trương mở rộng và thành lập mới một cách ồ ạt các KCN ở một số địa phương tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là không sai, nhưng vào thời điểm này, khi hàng trăm héc-ta đất nằm trong các KCN được thành lập vẫn chưa có chủ mới, thì việc cho ra đời các KCN khác cần phải cân nhắc, nếu không sẽ gây lãng phí lớn trong sử dụng tài nguyên đất, cũng như gây bức xúc đối với người dân bị thu hồi đất.

Trong một tham luận tại hội nghị giao ban các ban quản lý các KCN Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lần thứ 8, mới được tổ chức tại Tiền Giang, Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai cho rằng, muốn phát triển bền vững, thì số lượng KCN, quy mô các KCN, loại hình các KCN, phân bố các KCN cần phải đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với định hướng chuyển dần từ sự phát triển về lượng sang sự phát triển về chất. Tuy nhiên, đó là về lý thuyết, chứ trong thực tế, dư luận đang tỏ ra khá e ngại với cách quy hoạch và phát triển ồ ạt các KCN ở một số địa phương phía Nam

Một chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng, phát triển KCN và thu hút đầu tư vào KCN là một chiến lược dài hơi, chứ không thể “no dồn, đói góp”, bởi không tuân thủ theo nguyên tác đó, rất có thể dẫn đến “bội thực”.

Kỳ III: Lời giải từ Becamex

(Theo Báo đầu tư)

  • Quá nửa dự án đang “treo” tại KKT Tân Thanh
  • KKT Nhơn Hội rộng cửa đón nhà đầu tư
  • 3.500 tỉ đồng đầu tư vào khu công nghiệp Phú Bài
  • TPHCM: Chuẩn bị mở rộng Khu Công nghệ cao
  • Khu KT Dung Quất: Thu ngân sách ước đạt trên 2.400 tỷ đồng
  • Hải Phòng: Công bố quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp và điểm dân cư Gia Minh
  • Cụm công nghiệp An Ngãi: Nhà đầu tư mỏi mòn chờ giải tỏa
  • Đầu tư vào khu công nghiệp giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container