Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Cần sự hợp tác đầu tư đồng bộ

Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Vùng KTTĐ phía Nam hiện chiếm tới 40% GDP cả nước, trở thành vùng KTTĐ mạnh nhất nước. Đây là vùng duy nhất hội đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

  • Vai trò “đầu kéo” của TPHCM

Vùng KTTĐ phía Nam (gồm 8 tỉnh, thành: TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang) được hình thành từ năm 1998. Trong đó, hạt nhân của vùng được xác định là TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Việc hình thành và phát triển vùng KTTĐ phía Nam nhằm phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của các địa phương theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Liên kết kinh tế đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương trong vùng từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đây cũng là vùng có tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh nhất trong 4 vùng KTTĐ của cả nước.

Công ty QVD (TPHCM) đặt nhà máy chế biến cá xuất khẩu tại Đồng Tháp. Ảnh: CAO THĂNG

Để có được sự chuyển dịch này, không thể phủ nhận vị trí, vai trò “đầu kéo” của TPHCM trong mối liên kết và phát triển kinh tế vùng, thông qua việc TP chủ động đề xuất và ký kết các chương trình hợp tác kinh tế với các tỉnh được triển khai và thực hiện đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến môi trường. Theo Th.S Cao Minh Nghĩa, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển kinh tế - Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế TPHCM, thành viên tổ công tác phát triển vùng KTTĐ phía Nam, năm 2009, GDP (tính theo giá trị thực) của TPHCM chiếm khoảng 50,65% tổng GDP của cả vùng với hơn 332.000 tỷ đồng; thu ngân sách chiếm 54,36% với hơn 128.000 tỷ đồng; xuất khẩu chiếm 44,9%; vốn đầu tư phát triển chiếm 56,84%…

Phát triển vùng KTTĐ phía Nam trên cơ sở khai thác nguồn lực và phát huy những tiềm năng nhằm xây dựng vùng thành một trong những khu vực kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, giữ vai trò quyết định trong tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Tuy vậy, theo nhận định của nhiều chuyên gia, kết quả đạt được từ hơn 10 năm qua chưa tương xứng với tiềm lực sẵn có, trong đó vai trò của TPHCM cũng chưa thật sự nổi bật.

  • Cần sự phối hợp

Để vùng KTTĐ phía Nam thực sự chuyển mình trong những năm tới, hơn lúc nào hết Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét và phê duyệt báo cáo đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ phía Nam đến năm 2020”.

Theo định hướng đến năm 2020, vùng KTTĐ phía Nam phải tiếp tục phát triển bền vững với tốc độ cao hơn mức bình quân chung của cả nước, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Phát huy tốt hơn nữa vai trò của vùng kinh tế động lực, tạo sức lan tỏa, giúp đỡ các tỉnh khác phát triển. Mục tiêu đến năm 2010, GDP vùng tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000, đến năm 2020 gấp 2,3 - 2,5 lần so với 2010.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu tăng trưởng và mục tiêu phát triển kinh tế vùng trong từng giai đoạn để định hướng thị trường hàng hóa - dịch vụ; phân bố hợp lý nguồn lực về vốn, tư liệu sản xuất và sức lao động, hạn chế sự phát triển trùng lắp theo nhu cầu ngắn hạn của thị trường.

Đối với các bộ ngành chức năng cần chủ động phối hợp với các địa phương của vùng nhằm quy hoạch và phát triển các ngành công nghiệp, giao thông, chiến lược bảo vệ môi trường vùng KTTĐ phía Nam để đảm bảo tính đồng bộ, hài hòa giữa phát triển các ngành kinh tế với hạ tầng kỹ thuật và môi trường trong toàn vùng.

Về phần mình, các tỉnh thành trong vùng cũng cần phối hợp với nhau chặt chẽ hơn trong việc triển khai thực hiện quy hoạch vùng nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng địa phương. Với các chương trình hợp tác giữa TPHCM và các tỉnh đã được ký kết cũng cần được triển khai triệt để hơn nữa.

Điều quan trọng, để vùng KTTĐ phía Nam thực sự phát triển cần thành lập hội đồng vùng KTTĐ phía Nam, tiến tới kết nối các tỉnh thành trong vùng thành một thể thống nhất. Chỉ khi nào chúng ta phá bỏ được ranh giới địa lý giữa các tỉnh thành và phát triển thành một vùng khép kín, tạo điều kiện tốt hơn cho các DN đầu tư, phát triển khi đó vùng KTTĐ phía Nam sẽ thực sự bứt phá

(Theo Thuy Hải/sggp)

  • Xây dựng nhà máy sản xuất nhôm lớn nhất tại Hoà Bình
  • Thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ, Nam Định
  • Hưng Yên xây dựng và phát triển các khu công nghiệp
  • Khu kinh tế Dung Quất: Động lực cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
  • Toàn quốc có 276 khu công nghiệp và khu kinh tế
  • Thành lập và bổ sung KTT ven biển Thái Bình vào Quy hoạch
  • Thành lập khu kinh tế ven biển Thái Bình
  • Khu kinh tế mở Chu Lai: Những điều bạn chưa biết
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container