Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại các Khu công nghiệp - Chế xuất của Hà Nội: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các DN

Ngày 25-5, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng đã chủ trì hội nghị "Các doanh nghiệp (DN) khu công nghiệp (KCN) Hà Nội đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững".

Năm 2010, Hà Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,5-10%. Để đạt mục tiêu trên, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Huy Tưởng yêu cầu các ngành chức năng tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp DN phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Lắp ráp máy in tại Công ty Canon Việt Nam (Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội).
 Ảnh: Huyền Linh

Những dấu hiệu phục hồi

Tính đến đầu năm nay, Hà Nội có 17 KCN - chế xuất và khu công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ đồng ý thành lập, với tổng diện tích gần 3.500ha. Trong đó, 8 KCN đã hoạt động, với tổng diện tích 1.235ha; 5 KCN đang thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng; những khu còn lại đang lập quy hoạch chi tiết và chuẩn bị đầu tư. Đến nay, các KCN ở Hà Nội đã thu hút 514 dự án (trong đó có 243 dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN), tổng vốn đăng ký đạt 4,23 tỷ USD. Các DN có vốn ĐTNN đều thực hiện những dự án có quy mô sản xuất lớn. Vì vậy, mặc dù phải chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới, nhưng 4 tháng đầu năm nay, doanh thu từ sản xuất công nghiệp của các KCN đạt hơn 1,051 tỷ USD (tăng 12,61% so với cùng kỳ năm 2009); kim ngạch xuất khẩu đạt 631 triệu USD (tăng 38,9%); nộp ngân sách tăng 13,26%. Các KCN đang góp phần giải quyết việc làm cho hơn 10 vạn lao động, với mức thu nhập bình quân hơn 1,5 triệu đồng/tháng. Nhiều DN đã đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động... nên giữ được tốc độ tăng trưởng khá, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp lớn cho ngân sách.

Tuy nhiên, thực tế khả năng đầu tư, phát triển của các KCN vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô mở rộng; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của các KCN chưa đồng bộ. Trong số 8 KCN đã hoạt động, 4 khu có nhà máy xử lý nước thải tập trung; 4 khu còn lại chưa xây dựng hoặc chưa hoàn thiện. Theo kết quả kiểm tra của ngành chức năng, ý thức về bảo vệ môi trường của DN chưa tốt. Hầu hết những DN được kiểm tra đều có vi phạm, như chưa thực hiện đúng, đủ nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; thu gom, quản lý chất thải nguy hại chưa đúng quy định; xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm... Mặt khác, nhiều DN sản xuất kinh doanh cũng lo ngại về những khó khăn tiềm ẩn từ nay đến cuối năm. Từ thực tế này, các DN mong muốn được các cấp, ngành, nhất là ngành thuế, hải quan... tập trung tháo gỡ một số vướng mắc, trong đó giảm bớt thủ tục hành chính về hải quan, thuế. Phó Tổng giám đốc Công ty KCN Thăng Long Phạm Văn Lộc kiến nghị, Hà Nội cần đẩy mạnh xây dựng đồng bộ hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội để các DN trong KCN thuận lợi hơn trong hoạt động của mình...

Đồng hành cùng doanh nghiệp

Năm 2010, Hà Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,5-10%. Để đạt mục tiêu trên, ngay từ đầu năm, UBND TP đã chỉ đạo các ngành triển khai đề án và kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh; rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ. Đồng thời, đề ra nhiều giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển. Đặc biệt, trong hoạt động xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa, UBNDTP yêu cầu các DN nói chung và các DN trong KCN nói riêng phải đầu tư đổi mới công nghệ, giảm chi phí đầu vào để nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm... Được biết, chi phí đầu vào cho sản xuất năm nay cao hơn so với cùng kỳ năm 2009, do giá nguyên, nhiên, vật liệu trên thị trường trong, ngoài nước đều tăng là thách thức lớn với DN, nhất là DN vừa và nhỏ. Trong khi đó, DN là lực lượng quan trọng đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế và nguồn thu ngân sách... Vì vậy, thành phố sẽ chỉ đạo các ngành chức năng đồng hành cùng các DN, trên cơ sở tạo điều kiện tối đa để giúp DN giảm khó, nhất là việc xây dựng hạ tầng giao thông, cung cấp điện năng; cấp, thoát nước; nhà ở và các công trình phúc lợi khác nhằm phục vụ có hiệu quả sinh hoạt của cán bộ, công nhân trong KCN... để họ yên tâm sản xuất kinh doanh.

(Theo Thanh Hiền // Hanoimoi Online)

  • Phát triển khu kinh tế cửa khẩu An Giang: Tiềm năng lớn
  • Phát triển cụm công nghiệp: Vẫn chờ cơ chế!
  • Khởi công xây dựng khu phi thuế quan Nam Đình Vũ
  • Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp có xu hướng giảm sút
  • Khu kinh tế mở Chu Lai: Lỡ nhịp!
  • 5 khu công nghiệp của tỉnh Tây Ninh vào Quy hoạch
  • Sáp nhập Cụm công nghiệp ô tô Đồng Vàng
  • Khu công nghiệp xài 'chùa' hàng chục tỷ đồng ngân sách
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container