Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thiếu “bài” cho muối

Việc phải nhập muối công nghiệp trong khi có thể đầu tư bài bản để sản xuất loại muối này đang là sự lãng phí nghiêm trọng
Là quốc gia ven biển với hơn 3.000 km bờ biển, được đánh giá là một trong những nước có tiềm năng sản xuất muối hàng đầu trên thế giới, nhưng hằng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu hàng ngàn tấn muối, đặc biệt là muối phục vụ cho sản xuất công nghiệp. 

Ông Phan Văn Định - Phó giám đốc Cty CP hoá chất vật liệu điện TP Hồ Chí Minh cho biết, với quan điểm khuyến khích tiêu thụ nội địa, từ đầu năm nay DN này không có hạn ngạch nhập khẩu muối. Điều này khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN gặp không ít khó khăn bởi muối mà DN nhập là muối tinh khiết - là loại muối mà VN chưa làm được. 

DN điêu đứng

Qua tìm hiểu cho thấy, nhiều DN do không được cấp hạn ngạch đã chuyển sang nhập muối tự do, hiện muối nhập tự do bị đánh thuế 50%. Với mức thuế quá cao này, hoạt động sản xuất của DN buộc phải co lại. Bên cạnh đó DN cũng phải điều chỉnh giá thành sản phẩm đầu ra.

Phải chăng muối sản xuất trong nước không đáp ứng được cho sản xuất hóa chất công nghiệp ? Ông Đáng cho biết, muối công nghiệp hiện vẫn được cấp quota nhập trong khi muối sản xuất trong nước hoàn toàn đáp ứng được cho sản xuất, chỉ có điều nếu dùng muối nội sẽ tiêu hao nguyên liệu nhiều hơn do hàm lượng trong muối thấp  - chỉ hơn 80%, trong khi muối nhập đáp ứng được hàm lượng trên 90%. Sản xuất thực phẩm thì không thể đưa muối trong nước vào sử dụng ngay mà  phải qua một công đoạn xử lý mà hiện nay VN chưa có.

“Do khi sử dụng muối nội tiêu hao nguyên liệu đầu vào cao khiến giá thành cao nên DN “thích” sử dụng muối nhập hơn muối trong nước. Cụ thể một tấn muối trong hạn ngạch nếu nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc vào khoảng 26 - 30 USD/tấn, trong khi cũng một tấn muối nếu mua từ tư thương trong nước xấp xỉ 1 triệu đồng/tấn” - ông Đáng cho biết.

Giám đốc một DN sản xuất khác thì cho biết, trước thực trạng DN không đủ muối tinh khiết để sản xuất, nhiều DN buộc phải cắt giảm sản xuất chuyển sang sử dụng một số nguyên liệu có thể thay thế mà trong nước có, ví dụ trong hệ thống sản phẩm của DN có 15 sản phẩm, phải “ép” 3 - 4 sản phẩm sử dụng muối trong nước, dù biết rằng việc sử dụng muối không đảm bảo hàm lượng cũng sẽ khiến sản phẩm đầu ra chất lượng không được như mong muốn. Minh chứng là nhiều DN sản xuất nước mắm đang phải sử dụng muối nội, và điều tất yếu xảy ra là sản phẩm nước mắm thường có cặn và để lâu sản phẩm sẽ hỏng và đổi màu. Để giữ được màu sản phẩm lâu  các DN sẽ phải dùng chất bảo quản mầu.

Thực tê, việc thiếu muối công nghiệp cho sản xuất đã nảy sinh không ít tiêu cực. Do còn hạn ngạch nhập khẩu, một số DN nhập khẩu muối công nghiệp về chế biến nhưng lại khai báo nhiều hơn nhu cầu thật để bán ra ngoài hưởng lợi nhờ mức thuế trong hạn ngạch chỉ 15%, trong khi thuế ngoài hạn ngạch khoảng 50%.

Khó hóa giải

Những năm gần đây, do nhu cầu tiêu thụ sản xuất trong nước ngày một lớn, đặc biệt là loại muối chất lượng cao dùng cho sản xuất công nghiệp nên phải nhập một lượng muối khá lớn.

Trong khi đó, theo các chuyên gia, nếu đầu tư bài bản và khoa học VN hoàn toàn có thể sản xuất và cung cấp đủ lượng muối chất lượng cho các DN trong nước, thậm chí là xuất khẩu. Bởi tất cả các điều kiện để sản xuất ra hạt muối chất lượng, từ nguyên liệu, nhân công đến vận tải biển... VN đều có thể đáp ứng được. Nhưng cho đến nay sự phát triển của ngành sản xuất muối, đời sống của diêm dân và nhu cầu muối của thị trường cũng như DN vẫn là một bài toán khó chưa có lời giải.

Mặc dù đã bốn năm kể từ khi thực hiện Quyết định 161/QĐ-TTg ngày 5-2-2007 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển muối và bàn biện pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ muối. Có thể khẳng định, đến nay, diện tích sản xuất muối của cả nước đã đạt mục tiêu tổng thể, nhưng chưa đạt yêu cầu về cơ cấu diện tích sản xuất muối công nghiệp và muối thủ công.

Thay lời kết

Việc mới đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản đề nghị Bộ Công thương chưa cấp hạn ngạch nhập khẩu 50.000 tấn muối đợt 2 phục vụ sản xuất hóa chất hay việc Bộ Y tế Bộ Y tế đã có Công văn kiến nghị Bộ Tài chính cho phép được miễn thuế ngoài hạn ngạch đối với muối Sodium Chloride nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Y tế để tháo gỡ khó khăn cho DN sản xuất thuốc xét cho cùng cũng chỉ là những giải pháp tình thế. Điều quan trọng hơn cả, là cần có những thay đổi trong cách đầu tư sản xuất muối theo hướng tập trung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhiều DN cho biết, họ đang chờ các chính sách điều hành muối linh hoạt của các Bộ, ngành, bởi nếu vẫn giữ cách điều hành như hiện nay sẽ rất khó khăn cho DN. Hiện nay, bài toán đầu tư sản xuất muối để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu nhiều DN đã tính đến, nhưng do giá thành đầu tư cao và không hiệu quả nên nhiều DN đã không dám đầu tư. Thậm chí, đã có không ít DN đầu tư hàng chục tỉ đồng cho dây chuyền sản xuất nhưng cuối cùng phải... thanh lý vì giá thành sản xuất quá cao không thể cạnh tranh đựoc với muối nhập khẩu. Ngay bản thân DN ông Đáng, năm 2010 cũng đã tính tới bài toán đầu tư một dây truyền sản xuất muối công nghiệp nhưng thấy mạo hiểm bởi giá thành cao hơn khu vực, đó là chưa kể tới việc xoá bỏ hàng rào thuế quan theo WTO nên kế hoạch đành đổ bể. Trên thực tế, vẫn có một số DN trong nước đầu tư sản xuất muối nhưng cũng chỉ ở quy mô nhỏ lẻ và số lượng không lớn và chỉ phục vụ cho một số lĩnh vực nhất định. Thậm chí, nhiều địa phương ven biển cũng không mặn mà với việc phát triển nghề muối bởi diện tích đất dành cho sản xuất muối lớn nhưng nguồn thu cho ngân sách không nhiều, nên sự quan tâm chỉ đạo cũng như nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ cho diêm dân rất hạn chế. Chính vì vậy, các DN cần sự hỗ trợ mạnh hơn nữa, tạo điều kiện về mọi mặt như: hạ tầng cơ sở, đất đai, khu vực nguyên liệu... để DN có thể mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực khó khăn này.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nông nghiệp hóa các khu công nghiệp
  • Xây nhà máy sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời
  • Tiếp cận Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
  • Điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre
  • Ðẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu kinh tế Vân Phong
  • Đua nhau làm khu kinh tế
  • Cà Mau chú trọng liên kết kinh tế vùng
  • Dự án sản xuất đèn LED vào khu công nghệ cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container