Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chỉ chiếm 5% GDP cả nước

Tổng GDP của vùng chỉ đạt hơn 34.000 tỷ đồng, tương đương 27% so với vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc và 13% vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đây là một sự lãng phí tài nguyên nghiêm trọng khi các tỉnh kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều lợi thế đặc thù nhưng không thể phát huy lợi thế cạnh tranh đó do chưa có quy hoạch tổng thể.
 
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đà Nẵng.
 
Đây là vùng không chỉ có vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên mà còn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước.
Thiếu liên kết
 
Miền Trung, mà trung tâm là 5 tỉnh kinh tế trọng điểm có nhiều lợi thế đặc thù về vị trí chiến lược, nguồn nhân lực dồi dào, 17 cảng biển, 15 khu kinh tế, 22 khu công  nghiệp, 2 khu chế xuất, 8 sân bay, 2 xa lộ xuyên Việt, hành lang kinh tế Đông Tây, những dự án hàng chục tỷ USD …
 
Tuy nhiên, các tiềm năng không thể phát huy lợi thế khi các tỉnh, thành đều có những ưu thế như nhau, lại không được quy hoạch tổng thể nên manh mún, tự phát.

Hầu hết các cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Đà Nẵng, cảng Kỳ Hà, cảng Dung Quất... đã không thể hoạt động hết công suất tối đa.

Các khu công nghiệp - chế xuất cũng trong tình trạng thiếu vắng các doanh nghiệp đầu tư. Chỉ một vài khu công nghiệp chính có tỷ lệ lấp đầy từ 70 - 90%, các khu công nghiệp còn lại vẫn đang triển khai hoặc tỷ lệ chỉ đạt 30 - 60%.
 
Gắn kết để phát triển
 

Trước tình trạng đó, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã kết hợp với Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) nghiên cứu chiến lược phát triển liên kết với thành phố Đà Nẵng là thành phố hạt nhân.
Kết quả của cuộc nghiên cứu là Đề án “Nghiên cứu chiến lược phát triển liên kết thành phố Đà Nẵng và các vùng phụ cận tại Việt Nam” (DaCRISS).
 
Đề án đặt ra mục tiêu là lập chiến lược phát triển gắn kết đô thị và vùng, bảo đảm sự phát triển bền vững của cả khu vực và lập Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị tới năm 2025.
 
Ông Trần Văn Minh - Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết: “Đề án sẽ là định hướng phát triển cho Đà Nẵng và liên kết các vùng phụ cận với các chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể, các chương trình phát triển môi trường, giao thông, du lịch …”.

DaCRISS còn xúc tiến những dự án nhằm cải thiện môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái đa dạng.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu/chinhphu.vn)

  • Các KCN Phước Đông- Bời Lời, Chà Là : Tiếp nhận các dự án đầu tư
  • Thu hút đầu tư vào các KCB tại Bình Phước: 4 vướng mắc
  • Hơn 500 tỉ đồng xây dựng KCN Tân Kim mở rộng
  • Yên Bái điều chỉnh, bổ sung 3 khu công nghiệp
  • Khu công nghệ cao TPHCM - Tiếp tục chuyển mình
  • Tây Ninh: Hút đầu tư vào dự án lớn
  • Nghịch lý tại các Khu công nghiệp Hải Phòng: Đói lao động?
  • Mời công nhân khu công nghiệp mua thuốc nội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container