Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nga – Belarus: Tranh chấp tuy hết nhưng mâu thuẫn vẫn còn

Các phương tiện truyền thông Nga ngày 25/6 đưa tin, cuộc chiến khí đốt kéo dài trong 4 ngày giữa Nga và Belarus đã thúc. Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom đã khôi phục hoạt động cung ứng khí đốt sang Belarus, Belarus cũng đã khôi phục việc vận chuyển khí đốt sang Liên minh châu Âu EU.

Tranh chấp khí đốt bắt đầu từ hôm thứ Hai đến thứ Tư lên đến cao trào: Tập đoàn Gazprom đã cắt giảm 60% lượng cung ứng khí đốt sang Belarus, Belarus bắt đầu giữ lại số khí đốt quá cảnh qua đường ống vận chuyển tại quốc gia này, Lithuania tuyên bố việc cung ứng bị gián đoạn, Ủy ban châu Âu EC cho biết, việc này là thách thức cho toàn bộ EU. Nhưng, ngay tối hôm đó, cuộc chiến đã kết thúc, tập đoàn Gazprom thông báo đã nhận được khoản tiền nợ mà Belarus trả và đã cho khôi phục việc cung ứng khí đốt. Sau đó, việc vận chuyển quá cảnh qua Belarus cũng được khôi phục. Phát ngôn viên của tập đoàn Gazprom Sergei Kupriyanov cho biết, có thể nói rằng, cuộc xung đột giữa hai nước đã chấm dứt, nhưng “vẫn tồn tại một số vấn đề nhất định”. Tuy nhiên, sẽ không để xảy ra vấn đề gián đoạn vận chuyển quá cảnh khí đốt hoặc cung ứng khí đốt cho Belarus”.

Vấn đề còn tồn đọng

Mùa thu năm ngoái, do hai bên vẫn còn bất đồng về phí vận chuyển, Công ty vận chuyển khí đốt Belarus bắt đầu từ chối chấp nhận mức phí vận chuyển quá cảnh mà tập đoàn Gazprom đã thanh toán. Nhưng hôm qua, phía Belarus đã nhận 228 triệu USD mà phía Nga chi trả. Theo số liệu của tập đoàn Gazprom, đây là phí vận chuyển được tính theo 1000m3/100km từ tháng 11 năm ngoái. Nhưng phía Belarus cho rằng, phải tính theo mức phí 1,88USD, do đó tổng số tiền mà phía Nga phải trả là 260 triệu USD. Phó Thủ tướng Belarus – ông Vladimir Semashko cho biết, việc Nga thanh toán 228 triệu USD đã chứng tỏ phía Nga hạn chế cung ứng khí đốt là vô lý, không tuân thủ quy định của hợp đồng.

Theo ông Kuprianoff, 228 triệu USD là phí vận chuyển quá cảnh khí đốt, nếu hai bên có thể đạt được thỏa thuận về việc nâng phí vận chuyển (lên 1,88USD), tập đoàn Gazprom sẽ phải trả nốt 32 triệu USD còn lại. Ông này còn cho hay, tập đoàn Gazprom đã đưa ra phương án thỏa thuận nâng phí vận chuyển nhưng phía Belarus thông báo cần có thời gian để nghiên cứu rồi sau đó mới đồng ý. Tờ “Tin tức” hiện vẫn chưa thể đưa ra lời bình luận về thông tin này từ phía Belarus. Theo giới truyền thông, Tổng giám đốc công ty vận chuyển khí đốt Gazprom Vladimir Maiorov cho hay, hiện đã có thể cho rằng, mức phí 1,88USD là hợp pháp, công ty hy vọng nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán có liên quan.

Tổn thất của cuộc tranh chấp và "chiến lợi phẩm"

Tập đoàn Gazprom và Công ty vận chuyển khí đốt Belarus tạm thời chưa công bố những tổn thất của cuộc chiến khí đốt. Theo giá cả hiện nay, việc cắt giảm lương cung ứng khí đốt đã mang lại thiệt hại khoảng 86 triệu USD cho tập đoàn Gazprom. Tuy nhiên, sau này, tập đoàn này có thể đổi lại những thiệt hại này.

Ông Kuprianoff vẫn chưa dự đoán, liệu các khách hàng khí đốt châu Âu có đưa ra yêu cầu đòi bồi thường do bị gián đoạn cung ứng hay không. Phát ngôn viên của Công ty Lietuvos dujos tại Lithuania cho hay, hiện vẫn chưa xem xét liệu có nên đề xuất vấn đề bồi thường hay không. Cố vấn cho Thủ tướng Litva – ông Valentin Naweiqiusi cho rằng, hiện vẫn chưa có kế hoạch bồi thường: “Tuy nhiên, Lithuania sẽ đẩy nhanh phương án thay thế cho việc phát triển nguồn cung ứng khí đốt, trong cuộc xung đột giữa Belarus và Gazprom, sẽ không theo bất kỳ bên nào trong đó”. Theo phát ngôn viên của Bộ Kinh tế Ba Lan, việc cung ưng khí đốt sang quốc gia này bị gián đoạn 1 ngày. Nhưng ông vẫn trả lời có đưa ra vấn đề bồi thường hay không.

"Chiến lợi phẩm" trong cuộc chiến này chính là Belarus bắt đầu tính theo mức giá hợp đồng (187USD/m3), chứ không phải mức phí 150USD mà Gazprom mong muốn. Năm nay, Belarus dự định thu mua khoảng 800 triệu USD khí đốt. Ông Kuprianoff cho biết, Belarus sẽ thanh toán tiền mua khí đốt trước ngày 23/7, hợp đồng sẽ không được sửa đổi.

Chủ nhiệm Trung tâm phân tích khí đốt Đông Âu cho hay, nếu phía Belarus có thể sẽ nâng phí vận chuyển lên 1,88USD, cũng đồng nghĩa với thắng lợi của Công ty vận chuyển khí đốt Belarus: Năm nay họ có thể giành được khoản thu nhập 100 triệu USD trong việc vận chuyển khí đốt.

(vitinfo)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Khí đốt kéo Nga – Ukraine xích lại gần nhau
  • Quy hoạch 8 địa điểm xây nhà máy điện hạt nhân đến năm 2030
  • Ukraine "đắc lợi" trong xung đột khí đốt Nga - Belarus?
  • BP có ý muốn “xoa dịu” chính phủ Nga
  • Ukraine bác phương án sáp nhập giữa Naftogaz và Gazprom
  • Nga - Belarus có rơi vào "cuộc chiến" khí đốt?
  • BP bác bỏ cáo buộc vụ tràn dầu
  • Công trình Thủy điện Sơn La: Gấp rút về đích
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container