Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều dự án điện dàn hàng... tiến chậm

Có những dự án điện lẽ ra phải gần xây dựng xong thì nay mới đang chuẩn bị được khởi công lại.


Nền kinh tế khó đảm bảo tăng trưởng cao, bền vững do nhiều dự án điện chậm tiến độ -Ảnh: Đức Thanh

 

Không còn những đánh giá gay gắt về trách nhiệm của các chủ đầu tư và nhà thầu tham gia xây dựng dự án điện như những lần kiểm tra trước đó, nhưng cũng chẳng vì thế mà tiến độ các công trình điện dở dang được đẩy nhanh hơn. Chậm vẫn là điều dễ nhận thấy ở 35 dự án nguồn điện đang thi công và 19 nguồn điện chuẩn bị khởi công.

Theo báo cáo của Tổ công tác Ban chỉ đạo Nhà nước Quy hoạch điện VI sau khi kiểm tra 54 dự án nguồn điện đang và sắp được thi công, trong số 35 dự án nguồn điện đang thi công, có 4 dự án đã chậm hơn 3 tháng (Nhiệt điện Hải Phòng I, Quảng Ninh I, Thủy điện Bản Vẽ, An Khê-Ka Nak); 8 dự án chậm hơn 6 tháng (thủy điện Đồng Nai 4, Đăk R’Tih, Bản Chát, Bắc Hà, Hương Điện, Xekama3, Đắc My 4, Cửa Đạt) và 4 dự án chưa xác định được tiến độ phát điện (Nhiệt điện Hải Phòng II, Quảng Ninh II, thủy điện Huội Quảng, Sê San 4A).

19 dự án còn lại tuy được đánh giá là đang bám tiến độ nhưng rất khó lường khi Tổ công tác lưu ý đến việc nhà thầu phải bố trí đủ nhân lực và thiết bị; chủ đầu tư phải bảo đảm đủ vốn, thanh toán kịp thời.

Với tình hình trên, Tổ công tác dự báo trong năm 2009 sẽ có thêm 2.756 MW điện được đưa vào vận hành và năm 2010 là 1.841 MW. Tuy nhiên, dự báo này cũng được đặt dấu hỏi khi Nhiệt điện Quảng Ninh 1 và Hải Phòng 1 dù có mục tiêu phát điện tổ máy 1 trong năm 2009 nhưng đang chậm tiến độ ít nhất là 3 tháng.

Hơn thế, thực tế hoạt động của các dự án nhiệt điện như Na Dương, Cao Ngạn hay Uông Bí I mở rộng cho thấy, khoảng thời gian kể từ thời điểm đốt lò lần đầu tới thời điểm phát điện thương mại của các nhà máy nhiệt điện than luôn tiềm ẩn những diễn biến khó lường.

Với các dự án thuỷ điện, việc chậm tiến độ có nguyên nhân không nhỏ bởi điều kiện địa chất công trình phức tạp hơn so với dự kiến khiến thời gian xử lý tốn nhiều hơn. Bên cạnh đó, sự “bùng nổ” về số lượng các dự án điện trong 5, 6 năm trở lại đây so với tốc độ xây dựng các dự án điện của giai đoạn trước đã khiến cho chủ đầu tư lẫn các nhà thầu đều quá tải về công trình so với năng lực hiện có.

Thực tế này chưa được khắc phục, nên nhiều dự án đang chuẩn bị khởi công trong các năm tiếp theo vẫn khó đẩy sớm tiến độ như mong đợi để “điện thực sự đi trước một bước” với tư cách là cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.

Trong số 19 dự án nguồn điện được lên kế hoạch khởi công năm 2009-2010, chỉ có 3 dự án điện, gồm nhiệt điện Mạo Khê, Vũng Áng I và thủy điện Thượng Kom Tum, có thể khởi công trong năm 2009. 4 dự án khác là thủy điện Sông Bung 4, nhiệt điện Mông Dương I, Duyên Hải I và Thái Bình I có thể khởi công được vào năm 2010. 3 dự án khác là Nhiệt điện Vĩnh Tân II, Nghi Sơn I và thủy điện Trung Sơn được cho là khó khởi công đúng kế hoạch. 9 dự án còn lại chưa xác định được thời điểm khởi công.

Tuy nhiên, cũng phải xem lại ngay cả những dự án được cho là “đã sẵn sàng” khởi công trong năm 2009 như Nhiệt điện Vũng Áng 1 vì lẽ ra dự án này đã phải gần kết thúc quá trình xây dựng khi chủ đầu tư trước đây đã khởi công xây dựng dự án này từ tháng 12/2006. Hay dự án Duyên Hải 1 nếu được khởi công trong năm 2009 như dự tính lần trước thì mục tiêu phát điện tổ máy 1 vào tháng 4/2015 của kế hoạch cũ cũng đã chậm 3 năm, còn với kế hoạch khởi công vào năm 2010 thì mọi chuyện đã lại thay đổi.

Có thể nói, “làn sóng đầu tư thứ nhất” vào các dự án nguồn điện giai đoạn 2002 -2005 cho dù nhậân được hàng loạt cơ chế ưu đãi để đẩy nhanh tiến độ đầu tư như chỉ định thầu, thi công trước một số hạng mục trước khi có bản vẽ thiết kế kỹ thuật được phê duyệt, cho vay vượt 15% vốn tự có, đưa vào danh mục các dự án điện cấp bách để tháo gỡ các khó khăn…, nhưng nhiều dự án điện đã không thể về đích như mong đợi.

Đáng nói là các dự án điện trong giai đoạn này ngoài những ưu đãi như nói trên, thì có thuận lợi lớn khi thi công trong điều kiện không chịu nhiều tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, ít bị biến động giá cả lớn, nguồn nguyên liệu đầu vào là nước hay than đều sẵn có trong nước.

Còn với các dự án điện thuộc “làn sóng đầu tư thứ hai” đang được chuẩn bị khởi công giai đoạn 2009-2010, dù rút được không ít kinh nghiệm của việc “không có bản vẽ nhưng cứ đào” hay “nghiên cứu địa chất chưa đầy đủ”, máy móc thiết bị và nhân lực đã quen tay hơn thì nguy cơ chậm tiến độ vẫn hiển hiện.

Lý do là không dự báo được giá bỏ thầu, phụ thuộc lớn vào nguồn than nhập khẩu và cả những khó khăn trong đàm phán giá điện đầu ra.
Với thực tế này, nền kinh tế vẫn phải đối diện với nguy cơ thiếu điện dù có nhiều dự án điện được triển khai.

 

(Theo Thanh Hương - Báo Đầu tư )

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container