Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ĐBSCL nên tận dụng thế mạnh về sản xuất nông sản

Hội thảo về thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững vùng ĐBCSL-Ảnh: Hồng Văn

Các tỉnh ĐBSCL nên tận dụng thế mạnh trong sản xuất và chế biến nông sản để làm giàu và phát triển bền vững, thay vì như hiện nay là chưa tận dụng được thế mạnh của vùng và sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững vùng ĐBSCL” do Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL phối hợp các bộ ngành tổ chức sáng 21-4 tại TPHCM, nhiều đại biểu, nhà khoa học cùng có chung quan điểm nói trên.

Theo tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách, chiến lược và phát triển nông thôn Việt Nam, ĐBSCL là vùng có lợi thế bậc nhất về sản xuất nông thủy sản trong khu vực và thế giới, do vậy ông đề xuất các tỉnh trong vùng nên nghiên cứu cơ chế hợp tác để phát triển thành vùng chuyên canh nông sản. “Phải trở thành vùng chuyên canh nông sản bền vững có khả năng cạnh tranh cao nhất Việt Nam và vươn ra thế giới”, ông nói.

ĐBSCL là vùng kinh tế nông nghiệp lớn nhất cả nước, dân số 18 triệu người, đóng góp 18% GDP cả nước, 50% sản lượng lúa, 70% sản lượng trái cây, 60% sản lượng thủy sản, 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Muốn trở thành vùng chuyên canh nông sản có khả năng cạnh tranh cao, ông Sơn đặt ra câu hỏi là chính quyền các tỉnh có muốn vùng này làm giàu bằng nông thủy sản hay không.

Sở dĩ ông Sơn nói như vậy, bởi theo ông, hướng phát triển hiện nay của các tỉnh vùng ĐBSCL chẳng khác gì các địa phương khác trong nước, cũng thu hút đầu tư đa ngành mà chưa chú trọng tới lợi thế nông nghiệp.

Ông nói: “Phải tính toán mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn, giữa thu hút đầu tư giữa TPHCM và các tỉnh trong vùng thì mới phát triển hài hòa, cân đối, bền vững”.

Hội thảo nói trên là một phần trong chương trình Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL Kiên Giang 2010 tổ chức từ tháng 4 tới tháng 6 năm nay ở TPHCM, Kiên Giang, Cần Thơ.

(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Giá tiêu lên mức cao nhất trong vòng hai năm qua
  • Xuất khẩu đồ gỗ: Chưa qua khó khăn
  • Xuất khẩu nông sản: Nhiều mặt hàng chủ lực gặp khó
  • Để ngành điều phát triển bền vững
  • Sản lượng điều xuất khẩu của Ấn Độ sụt giảm
  • Mỹ sẽ kiểm tra tiêu xuất khẩu của Việt Nam
  • Giá nhiều loại nông sản hồi phục
  • Năm khả quan cho xuất khẩu hồ tiêu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container