Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dừa đắng

Bến Tre nổi tiếng với dừa, với những con người cả đời sống nhờ dừa, nhờ những sản phẩm chế biến từ đặc sản của vùng ĐBSCL. Ấy vậy mà, dừa đang khiến nhiều DN trong vùng lao đao, còn người trồng dừa dù bán được hàng vẫn thấy bất an… bởi sự thu mua “nhiệt tình” của thương lái Trung Quốc, như đã từng thu mua khoai lang, thủy hải sản... trong vùng.

Việc DN TQ thu mua dừa tại Bến Tre đã xảy ra liên tục khoảng hơn 2 năm nay, ước chừng họ đã mua khoảng 1/3 tổng sản lượng dừa công nghiệp của Bến Tre (khoảng 300 triệu trái dừa công nghiệp/năm).

Con đường đi của dừa khô sang TQ thật đơn giản: Một số tiểu thương người địa phương đi thu gom dừa tận trong các vườn chở ra tàu bán lại. Thực tế, đã từng có giai đoạn DN Việt mua dừa khô giá cao hơn giá thu mua của DN TQ, nhưng vẫn thua họ do DN Việt sức yếu, vốn yếu nên thu mua không ổn định, cơ khâu thu mua, vận chuyển không thuận lợi cho nông dân.

Theo các chuyên gia, việc thả lỏng để cho các DN TQ mua dừa khô ngay tại vùng nguyên liệu theo các DN dừa rất bất lợi cho DN Việt, cũng như gây thiệt hại cho kinh tế nước nhà.

Về phía DN, thực trạng trên trước mắt là làm cho DN Việt thiếu nguyên liệu ngày càng trầm trọng, dẫn đến không đầu tư nâng cao năng lực, mất việc làm và ngân sách…. Ngoài ra, việc mua dừa không quan tâm chất lượng của DN TQ đã làm cho chất lượng dừa bị giảm, người nông dân thấm dần cách làm ăn cẩu thả rất khó phát triển uy tín, chất lượng.

Về phía nhà nước, việc bán dừa thô làm mất đi 90% lợi nhuận so với bán dừa đã qua chế biến sâu. Trong khi ngân sách nhà nước hàng năm chi nhiều tỷ đồng cho phát triển vùng nguyên liệu dừa, nâng cao chất lượng, kỹ thuật trồng và chăm sóc dừa…thì dừa thô nguyên liệu lại lọt vào tay nước ngoài...

Kiểm soát tài sản quốc gia cũng là một vấn đề nghiêm trọng khi tỉnh Bến Tre gần như không nắm được số lượng dừa do các DN TQ mua (bây giờ mới đang rà soát), không thu được bất cứ khoản thuế hoặc phí nào.

Giải pháp căn cơ để giữ được nguyên liệu dừa trong nước là phải xây dựng mối quan hệ cộng sinh bao tiêu sản phẩm giữa DN và nông dân trồng dừa. Bên cạnh đó, phải tạo cơ chế tạo thêm việc làm cho người trồng dừa như việc chế biến xơ dừa, gáo dừa…

Về phía Nhà nước, phải có hàng rào kỹ thuật bảo vệ ngành công nghiệp trong nước còn non yếu. Không thể thả lỏng cho DN nước ngoài vào tận vùng nguyên liệu thu mua mà phải quản lý chặt chẽ cả về con người, lẫn hàng hóa…

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Chăn nuôi bò sữa tập trung phát triển ở TPHCM
  • Đua nhau mua bản quyền giống lúa thuần
  • Bộ NN&PTNT thận trọng với cây trồng biến đổi gen
  • Ngành chăn nuôi Việt Nam: Cần cơ chế bình đẳng
  • Thừa Thiên-Huế: Nhà máy sắn ứ đọng nguyên liệu
  • Nông sản tăng dần xuất siêu
  • Tạo thương hiệu để nâng cao giá trị quả thanh trà
  • Tăng giá trị nông sản nhờ sản xuất theo VietGap
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container