Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội xây dựng chuỗi mô hình nông sản an toàn

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết đến thời điểm này, Hà Nội đã triển khai xây dựng tám chuỗi mô hình nông sản an toàn từ khâu sản xuất tới khâu tiêu thụ; trong đó có năm chuỗi ở lĩnh vực chăn nuôi và ba chuỗi ở lĩnh vực trồng trọt.

Tại các mô hình được triển khai, người sản xuất được nâng cao kiến thức về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông sản, phương pháp chăn nuôi, trồng trọt đảm bảo chất lượng nông sản sạch, cách phòng trừ dịch bệnh, cách thu hoạch, bảo quản sản phẩm và ghi nhật ký sản xuất đều đặn để tạo điều kiện cho cơ quan quản lý và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Tại vùng nuôi thủy sản Cổ Đô (Ba Vì) và vùng trồng chuối tiêu hồng Tự Nhiên (Thường Tín), các chuỗi sản phẩm thủy sản và quả an toàn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ đã tạo điều kiện cho nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh trong sản xuất và tiêu thụ dễ dàng hơn trên thị trường.

Nhiều hộ sản xuất cho biết, do chất lượng sản phẩm cao hơn nên mỗi kg cá chép, trôi hay chuối tiêu hồng được sản xuất theo mô hình chuỗi nông sản an toàn đã bán được giá hơn khoảng 10-25% so với sản phẩm thông thường.

Tuy nhiên, cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, do giá thành sản xuất cao hơn nên các sản phẩm nằm trong chuỗi sản xuất nông sản an toàn còn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.

Bên cạnh đó, ở một số nơi, nông dân chưa có thói quen trong việc ghi nhật ký sản xuất, giám sát lẫn nhau trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Thực tế này đòi hỏi các ngành và các địa phương của Hà Nội cần nỗ lực hơn nữa trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người sản xuất và cả người tiêu dùng trong việc tiếp cận và chấp nhận giá thành của sản phẩm nông sản thật sự an toàn. Có như vậy, các chuỗi nông sản an toàn từ khâu sản xuất tới tiêu thụ ở Hà Nội mới có thể tiếp tục được mở rộng và phát triển bền vững trong thời gian tới./.
 
Thanh Trà (TTXVN/Vietnam+)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Nông dân Phú Quốc thu hoạch rộ vụ tiêu
  • Báo động nhập siêu nông sản
  • Người trồng điều lao đao vì thời tiết thất thường
  • Doanh nghiệp nông sản “đói” vốn
  • Xuất khẩu hạt tiêu: “Người khổng lồ chậm tỉnh giấc”
  • Thu mua nông sản: Doanh nghiệp nội lép vế
  • Thị trường nông sản có đón gió mới?
  • Xuất khẩu nông sản đầu năm 2011: Còn nhiều nỗi lo!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container