Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thanh long Bình Thuận được bảo hộ trên đất Mỹ

Ông Bùi Đăng Hưng, Chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận, cho biết, Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO) đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho "Thanh long Bình Thuận." Nhãn hiệu được bảo hộ gồm các từ “Bình Thuận,” “DRAGON FRUIT” và hình quả thanh long.

Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận là đơn vị được Ủy ban Nhân dân tỉnh cho phép đứng đơn đăng ký và là chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu này. Nhãn hiệu được nộp đơn đăng ký ngày 14/12/2009, sau một thời gian xem xét, USPTO đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho “Thanh long Bình Thuận.”

Theo quy định của Luật Nhãn hiệu Mỹ, thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn và được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm nếu chủ văn bằng bảo hộ tiến hành thủ tục gia hạn trong vòng 6 tháng trước ngày văn bằng hết hiệu lực theo kỳ hạn 10 năm.

Theo ông Hưng, hiện nay việc tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ xảy ra ngày càng nhiều. Việc bảo hộ nhãn hiệu cho Thanh long Bình Thuận tại Mỹ có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần để thanh long Bình Thuận có chỗ đứng trên thị trường có nhiều tiềm năng này. Đồng thời để bảo vệ uy tín, danh tiếng của thanh long Bình Thuận, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tại Mỹ.

Bình Thuận hiện là “thủ phủ” thanh long của cả nước với tổng diện tích trên 16.000 ha, sản lượng bình quân hàng năm hơn 400.000 tấn. Thanh long Bình Thuận đã được xuất sang thị trường Mỹ, châu Âu... Các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng vừa chấp nhận cho thanh long Bình Thuận nhập vào. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là thị trường châu Á, trong đó Trung Quốc chiếm gần 70% thị phần./.
Nguyễn Thanh (TTXVN/Vietnam+)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Siết giao dịch với sàn hàng hóa nước ngoài, nên hay không?
  • Dừa đắng
  • Chăn nuôi bò sữa tập trung phát triển ở TPHCM
  • Đua nhau mua bản quyền giống lúa thuần
  • Bộ NN&PTNT thận trọng với cây trồng biến đổi gen
  • Ngành chăn nuôi Việt Nam: Cần cơ chế bình đẳng
  • Thừa Thiên-Huế: Nhà máy sắn ứ đọng nguyên liệu
  • Nông sản tăng dần xuất siêu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container