Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ấn Độ, “thủ phủ” xe nhỏ

Một người đàn ông Ấn Độ dắt chiếc xe đạp ngang qua dãy xe Tata Nano, loại xe nhỏ có giá 2.500 USD - tinhkinhte.com
Một người đàn ông Ấn Độ dắt chiếc xe đạp ngang qua dãy xe Tata Nano, loại xe nhỏ có giá 2.500 USD - Ảnh: AP.
Là quê hương của chiếc xe hơi rẻ nhất thế giới, chiếc Tata Nano giá 2.500 USD, Ấn Độ đang nhanh chóng trở thành “thủ phủ” của một thế hệ xe mới - những chiếc xe kích thước gọn nhỏ, tiết kiệm chi phí. Các hãng sản xuất ô tô lớn nhất thế giới đang thi nhau đổ tới Ấn Độ để tranh thủ sự phát triển nhanh chóng của thị trường ở đây.

Trong vòng 18-24 tháng tới, các hãng xe Honda, Toyota, Ford, General Motors (GM) và Nissan-Renault đều sẽ tung ra mẫu xe kích thước nhỏ (compact) mới cho thị trường Ấn Độ. Không chỉ được tiêu thụ ngay tại Ấn Độ, những chiếc xe này còn nuôi tham vọng được xuất khẩu tới nhiều thị trường khác trên thế giới.

Trong bối cảnh doanh số thị trường ôtô tại các nước phương Tây sụt giảm mạnh mẽ, năm 2009 chứng kiến việc các nhà sản xuất ôtô gia tăng sự tập trung vào các thị trường đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là các quốc gia ít chịu tác động từ suy thoái kinh tế thế giới so với Mỹ và châu Âu, đồng thời cũng là những thị trường mà thu nhập khả dụng đang tăng nhanh chóng.

Năm nay, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành thị trường ôtô lớn nhất thế giới, còn Ấn Độ đã trở thành thị trường xe nhỏ lớn nhất. Thông tin này do ông Dilip Chenoy, Tổng giám đốc Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Ấn Độ cho biết. Theo ông Chenoy, cứ 5 xe nhỏ được tiêu thụ tại Ấn Độ năm nay thì có tới 4 xe nhỏ - những xe có động cơ dưới 1,2 lít.

Dẫn đầu phân khúc thị trường xe nhỏ của Ấn Độ là Suzuki với 46% thị phần, tiếp đó là Hyundai với 16,5%, và Tata Nano với 14%. Tuy nhiên, trật tự này sẽ có nhiều thay đổi một khi các hãng xe khác nhảy vào thị trường Ấn Độ.

Vào ngày 12/12 vừa qua, hãng Volkswagen đã ra mắt chiếc compact đầu tiên của hãng được xản xuất tại thị trường Ấn Độ. Mang tên Polo, chiếc xe này sẽ được xản xuất tại một nhà máy ở Chankan, cách Mumbai 175 km.

Ấn Độ cũng sẽ là thị trường đi đầu cho chiếc xe kích thước nhỏ có mục tiêu toàn cầu của hãng Honda, chiếc C2V. Chiếc xe này dự kiến sẽ có mặt trên thị trường trước cuối năm 2011.

Dù đang phải đối mặt với ngổn ngang thách thức, nhưng hãng GM của Mỹ cũng đã bắt đầu sản xuất chiếc Cheverolet Spark nhỏ gọn tại Ấn Độ từ năm ngoái và dự kiến sẽ cho ra lò một chiếc compact mới tại thị trường này, chiếc Chevrolet Beat, vào nửa đầu năm sau.

Giám đốc điều hành (CEO) Alan Mulally của hãng Ford thì đã giới thiệu chiếc Figo, cũng thuộc dòng xe nhỏ, tại New Dheli vào tháng 9 vừa qua.

Trong khi đó, một chiếc xe tương tự mang tên Micra của hãng Nissan sẽ chào thị trường Ấn Độ vào tháng 5 tới.

Hãng Renault cũng không chịu bỏ lỡ cuộc chơi khi hợp tác với với hãng Bajaj Auto của Ấn Độ để sản xuất một chiếc xe nhỏ có mức giá phải chăng. Để tiết kiệm chi phí, chiếc xe này thậm chí sẽ sử dụng một phần linh kiện của xe máy.

Về phương diện quy mô, thị trường ôtô  Ấn Độ vẫn còn tương đối nhỏ, với doanh số hàng năm khoảng 1,6 triệu xe, so với mức 6 triệu xe của thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, nền kinh tế đông dân thứ hai thế giới này đang tăng trưởng với tốc độ 7% mỗi năm, hứa hẹn những tiềm năng to lớn. Theo thống kê của hãng tư vấn Deloitte, tại Ấn Độ, cứ mỗi 1.000 dân thì hiện mới chỉ có 11 xe, so với mức 511 xe ở Anh và 22 xe ở Trung Quốc.

Chính phủ Ấn Độ đã và đang khuyến khích các hãng sản xuất ôtô sản xuất xe ngay tại nước này để tránh mức thuế nhập khẩu lên tới 120% đồng thời để giảm thiểu chi phí sản xuất. Chẳng hạn, hãng Volkswagen dự định tăng tỷ lệ nội địa hóa từ mức 50% hiện nay lên mức 80% trong hai năm tới.

Ông Shekhar Vishwanathan, Phó giám đốc điều hành của Toyota tại Ấn Độ, với xu thế của thị trường ôtô toàn cầu là dịch chuyển từ những chiếc xe cồng kềnh, ngốn xăng, sang những chiếc xe kích thước nhỏ, thì Ấn Độ dường như đã trở thành một trung tâm cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu xe nhỏ.

Toyota hiện đã lên thiết kế cho một mẫu xe nhỏ mới dành cho Ấn Độ. Theo dự kiến, chiếc xe này sẽ xuất xưởng từ nhà máy của Toyota tại Bidadi vào cuối năm 2011. Toyota cho hay, ngoài việc tiêu thụ tại Ấn Độ, họ còn có ý định xuất khẩu chiếc xe này sang Nam Phi và các thị trường đang phát triển khác.

Năm nay, Ấn Độ sẽ xuất khẩu khoảng 350.000 xe, tăng 30% so với năm ngoái. Theo các chuyên gia, khi sản lượng của các nhà máy sản xuất ôtô tại Ấn Độ tăng, nền kinh tế của nước này sẽ được lợi. Hiện tại, ngành ôtô chiếm chưa đầy 1% GDP của Ấn Độ, so với 3,5% của Trung Quốc, và mức 4,5% nói chung trên toàn thế giới. Các nhà kinh tế cho rằng, đến năm 2016, ngành này có thể đóng góp 10% GDP của Ấn Độ.

Tuy nhiên, một số người tỏ ra lo ngại về ảnh hưởng môi trường khi hàng triệu chiếc xe mới “đổ bộ” xuống những con đường vốn đã đông chật của Ấn Độ. Nhưng các nhà phân tích cho biết, thế hệ xe mới nhất tại Ấn Độ sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải của châu Âu, đồng thời hệ thống đường của nước này sẽ được cải thiện nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu mới.

Dường như, ở thời điểm hiện nay, không gì có thể ngăn cản việc Ấn Độ tiến tới trở thành một “lãnh địa” lớn của ngành công nghiệp ôtô thế giới.

(Theo Kiều Oanh // Vneconomy // Time)

  • Những bài học quý cho ngành công nghiệp ôtô Việt
  • Xe nhỏ sẽ lên ngôi
  • Thị trường ôtô chạy đua trước giờ G
  • “Công nghiệp lắp ráp” ô tô
  • Ngành ôtô Việt: Hụt hơi chạy đua cùng chiến lược
  • Hạn chế nhập khẩu ôtô : Cần chọn đúng “thuốc”
  • Từ chuyện phá sản chiến lược nội địa hóa ô tô: Quy trình ngược!
  • Chiến lược nội địa hóa ô tô: Phá sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container