Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công đoàn ôtô Mỹ đồng ý nhượng bộ

Công đoàn có tên gọi Công nhân Ôtô Đoàn kết (UAW) cho biết sẵn sàng có những thỏa hiệp quan trọng nhằm giúp ba “đại gia” ngành ôtô thuộc nhóm Detroit Three có được khoản trợ giúp từ chính phủ Mỹ.

Các tập đoàn General Motors, Chrysler và Ford đã cam kết mạnh tay giảm chi tiêu nhằm đạt thỏa thuận cứu trợ, nhưng cần phải nhận được sự ủng hộ của công đoàn để tiến hành cắt giảm. Liên đoàn đồng ý sửa đổi ngân hàng việc làm, nơi các công nhân mất việc vẫn sẽ được trả lương.

Trong khi đó, chủ tịch ba công ty này chuẩn bị tham gia một phiên giải trình tại Quốc hội, theo đó trong hai ngày tới, các nhà lãnh đạo này sẽ trình bày chi tiết về đề nghị vay khẩn cấp 34 tỷ đôla.

Chưa rõ chi tiết
UAW cũng nói rằng liên đoàn này sẽ hoãn trả tiền vào quỹ sức khỏe của liên đoàn. Sự nhượng bộ đó đồng nghĩa rằng một gói ứng cứu sẽ dễ được Washington chấp nhận hơn. Chi tiết các nhượng bộ ra sao vẫn chưa cụ thể. Chủ tịch liên đoàn Ron Gettelfinger nói: “Chúng tôi cũng cảm thấy hơi không rõ ràng về một số chi tiết”.

Tuy nhiên, ông cũng nói rõ ràng liên đoàn không có lựa chọn nào khác là nhượng bộ. “Nếu để mất ngành công nghiệp ôtô, đồng nghĩa với nó là hàng triệu công ăn việc làm.”

 

 Rõ ràng là phá sản không phải là một giải pháp.
 
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi
Ông Gettelfinger cũng bày tỏ sự tức tối đối với “tiêu chuẩn kép” mà từ đó Washington đồng ý gói ứng cứu trị giá 700 tỷ đôla cho ngành tài chính, nhưng lại khước từ những lời thỉnh cầu từ ngành công nghiệp ôtô.

Ông nói: “Chúng ta sẽ đổ lỗi cho các công nhân ôtô, hay chúng ta sẽ xem xét điều gì xảy ra đối với nền kinh tế, với cuộc khủng hoảng cho vay tiền mua nhà và những thất bại tại Wall Street?”

Trước đó, hôm 3/12, Chủ tịch Hạ viện Mỹ đồng thời là dân biểu California Nancy Pelosi nói rằng General Motors, Chrysler và Ford sẽ nhận được hỗ trợ từ chính phủ, bằng cách này hay cách khác.

Bà nói: “Rõ ràng là phá sản không phải là một giải pháp”. Chrysler và General Motors yêu cầu vay khoảng 25 tỷ đôla, và có lẽ sẽ không thể tồn tại nếu thiếu khoản này, trong khi Ford cần 9 tỷ đôla.

(Theo HNM)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container