Vận mệnh của ngành công nghiệp sản xuất ô-tô của nước Mỹ như treo trên sợi tóc khi QH nước này lưỡng lự trước kế hoạch cứu trợ khẩn cấp trị giá 25 tỷ USD.
Ngành công nghiệp sản xuất ô-tô từ lâu được xem là một trong những cột trụ của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các tập đoàn này đứng trước nguy cơ khủng hoảng lớn.
Ðược biết đến với tư cách là bộ ba hàng đầu tại Detroit - thành phố của ngành sản xuất ô-tô nước Mỹ, ba hãng General Motors (GM), Ford và Chrysler đang gặp nguy khốn khi doanh thu liên tục tụt dốc. Sáu tháng đầu năm nay, doanh thu bán ô-tô tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm qua, khiến GM, Ford và Chrysler thiệt hại tới 28,6 tỷ USD. Riêng GM, trong quý ba vừa rồi lỗ 4,2 tỷ USD, và nếu tính từ cuối năm 2004 đến nay, hãng này lỗ xấp xỉ 73 tỷ USD.
Cùng với thua lỗ là việc cắt giảm sản lượng, sa thải nhân viên và bán bớt cổ phần. GM mới đây phải bán lại 3% cổ phần của mình trong Tập đoàn Suzuki với giá 232 triệu USD. Hãng Ford trước đó cũng bán tới hai phần ba cổ phần có trong Tập đoàn Mazda của Nhật Bản.
Trước tình thế nguy cấp, lãnh đạo ba tập đoàn này yêu cầu QH thông qua gói cứu trợ 25 tỷ USD để duy trì hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, sau hai ngày giải trình trước cả Thượng viện và Hạ viện, đại diện ba tập đoàn xe hơi hàng đầu này phải ra về tay trắng do QH còn bất đồng.
Ðại diện các tập đoàn ô-tô cho rằng, nguyên nhân chính khiến doanh thu của họ sụt giảm là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính. Lãnh đạo các tập đoàn này khẳng định, khủng hoảng tài chính phố Wall khiến người tiêu dùng Mỹ hạn chế tiền dành cho mua sắm, đặc biệt trong thời điểm giá nhiên liệu ở mức cao.
Giám đốc điều hành GM R.Rick Wagoner cho biết, tập đoàn này đối diện nguy cơ phá sản chính vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã hạn chế nguồn tín dụng và giảm mức xe bán ra xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong khi đó, Nhà trắng và các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong QH sắp mãn nhiệm lại cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời không phải lý do duy nhất khiến ngành sản xuất ô-tô lâm vào khó khăn, nguyên nhân theo họ là các nhà sản xuất ô-tô từ lâu kinh doanh không hiệu quả, đưa ra những mẫu mã xe giá thành cao nhưng không phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
Sự khác biệt khiến các nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ không tìm được tiếng nói chung. Các nghị sĩ Dân chủ đưa ra một kế hoạch trích 25 tỷ USD từ khoản cứu trợ khẩn cấp 700 tỷ USD được QH thông qua hồi tháng 10. Ngược lại, Chính phủ Mỹ và các nghị sĩ Cộng hòa không muốn trích từ gói cứu trợ tài chính khẩn cấp mà muốn trích từ ngân sách phát triển xe thân thiện môi trường.
Tuy nhiên, phe Dân chủ lại bác bỏ chương trình cho các tập đoàn sản xuất ô-tô vay 25 tỷ USD để chế tạo xe thân thiện với môi trường mà các nghị sĩ Cộng hòa và Chính phủ ủng hộ, tuyên bố hoãn bỏ phiếu về gói cứu trợ cho tới khi các nhà sản xuất ô-tô đưa ra kế hoạch thuyết phục.
Về hình thức, có vẻ như nghị sĩ hai đảng chỉ không đồng tình với cách thức chi tiền ứng cứu ngành công nghiệp ô-tô chứ không hoàn toàn bác bỏ gói cứu trợ này. Dự kiến, các nhà lập pháp Mỹ sẽ họp mặt để bàn về kế hoạch này.
Lãnh đạo ba tập đoàn GM, Ford và Chrysler khẳng định, việc sụp đổ của ngành sản xuất ô-tô ở Detroit có thể khiến hàng triệu người thất nghiệp. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng điều nàNgành sản xuất ô-tô Mỹ trước nguy cơ phá sản.
Vận mệnh của ngành công nghiệp sản xuất ô-tô của nước Mỹ như treo trên sợi tóc khi QH nước này lưỡng lự trước kế hoạch cứu trợ khẩn cấp trị giá 25 tỷ USD. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, những hệ lụy to lớn sẽ xảy ra nếu như các công ty sản xuất ô-tô hàng đầu nước Mỹ phá sản.y có thể xảy ra vì các nhà sản xuất ô-tô tại Detroit trực tiếp thuê tới 250 nghìn nhân công, ngoài ra có hơn 730 nghìn nhân công làm việc trong ngành sản xuất linh kiện, phụ tùng ô-tô, khoảng hơn một triệu người khác làm việc cho các đại lý bán hàng toàn quốc. Ðó là chưa kể nhân công trong ngành sửa chữa, bảo dưỡng ô-tô.
Nếu như chỉ một trong ba tập đoàn ô-tô hàng đầu nước Mỹ tuyên bố phá sản, ngay trong năm sau, lượng người thất nghiệp sẽ lên khoảng ba triệu người, gồm những người trực tiếp và gián tiếp liên quan ngành này. Ông Alan Mulally, Chủ tịch hãng Ford cảnh báo, chỉ cần một tập đoàn ô-tô sụp đổ cũng tạo hiệu ứng nguy hiểm cho cả ngành công nghiệp ô-tô và nền kinh tế Mỹ vì nhà sản xuất thuộc ngành công nghiệp này có mối liên quan chặt chẽ với nhau.
Hiện công nghiệp ô-tô Mỹ chiếm 10% GDP, nếu một nhà sản xuất lâm vào khó khăn thì cả ngành sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Trong khi đó, hãng GM tuyên bố họ sẽ cạn tiền trong vài tuần tới và không chắc có thể duy trì hoạt động tới khi QH mới thông qua gói cứu trợ vào đầu năm tới. Các chỉ số kinh doanh cũng cho thấy hãng Chrysler sẽ nối gót GM không lâu sau đó. Còn hãng Ford thì tuyên bố có thể cầm cự qua cuối năm nay nhưng không rõ sẽ tồn tại như vậy trong bao lâu.
Theo Trung tâm nghiên cứu ô-tô tại Michigan, việc ngừng hoạt động ba tập đoàn này có thể khiến chính quyền liên bang và chính quyền bang mất ít nhất 156,4 triệu USD thuế trong ba năm đầu, nếu các tập đoàn này giảm 50% sản lượng và việc làm, khoảng 2,46 triệu người sẽ mất việc lập tức và chính quyền mất nguồn thu từ thuế khoảng 104 tỷ USD trong ba năm.
Theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh việc làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, làm chính quyền thất thu thuế, việc sụp đổ của ngành sản xuất ô-tô cũng gây tổn thương nghiêm trọng nền kinh tế. Hiệu ứng dây chuyền sẽ làm nhiều ngành nghề khác bị ảnh hưởng và không chỉ trong phạm vi nước Mỹ mà có thể còn lan tới các nước và khu vực khác trên thế giới.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô sẽ là một trong sáu ngành công nghiệp ưu tiên trong chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê xuất khẩu đang có nguy cơ phá sản vì nợ nần và không có khả năng trả nợ. Theo nhiều chuyên gia trong ngành, tình hình này là do gần 4 năm qua các doanh nghiệp ngành cà phê đã chịu mức lãi suất cho vay khá cao cộng với những rủi ro của thị trường cà phê xuất khẩu biến động bất thường.
Đạt tỷ lệ phiếu thuận 85%, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội vừa chính thức thông qua tờ trình của UBND thành phố về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn.
Chiều 28/10, Công ty Cổ phần ôtô Hyundai Việt Nam đã giới thiệu với khách hàng Việt Nam 2 loại xe chuyên dụng dùng để phục vụ công tác cứu thương và chuyển ngân.
Sau 2 năm đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, ngành ô tô của Braxin vấp phải trở ngại trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong tháng 11/08, số lượng các xe đăng ký mới ở nước này đã giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vận mệnh của ngành công nghiệp sản xuất ô-tô của nước Mỹ như treo trên sợi tóc khi QH nước này lưỡng lự trước kế hoạch cứu trợ khẩn cấp trị giá 25 tỷ USD.
Viện bảo hiểm an toàn đường bộ Mỹ (IIHS) vừa công bố Danh sách xe an toàn của năm 2009, trong đó ghi nhận những phương tiện bảo vệ con người tốt nhất sau các bài kiểm tra đâm trước, đâm sau và đâm bên hông.
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
Nhu cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong khi tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao, giá trị gia tăng thấp là những gam màu chính trong bức tranh sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2014.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13/12/2011.
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.
"Năm 2010, chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD", Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền, nói với VnEconomy ngày hôm qua.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
Trong 3 tháng qua, giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng liên tục. Giới kinh doanh dự báo, khả năng giá nhiều loại VLXD còn tăng. Thông tin này đã làm cho nhiều người có kế hoạch xây dựng nhà phải tính toán lại...
Việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới của các tập đoàn như Samsung, Canon, Intel... là tín hiệu cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đến.
Cách tạo dựng công nghiệp ô tô dựa quá nặng vào các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến ngành ô tô của VN phát triển khá ì ạch, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp VN khi tham gia lĩnh vực này. Tinkinhte xin đăng lại bài viết của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trên SGGP về vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế cả nước nói chung và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế (KKT) miền trung nói riêng. Nhiều nhà đầu tư đã xin giãn tiến độ triển khai dự án. Các KKT miền trung cần điều chỉnh, lựa chọn những dự án và giải pháp hợp lý để thu hút đầu tư, phát triển mô hình KKT một cách có hiệu quả.
Được đánh giá là một ngành hàng mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhưng ngành gốm sứ Việt Nam đang có sự phân cực rất rõ. Những đơn vị sản xuất công nghiệp - đa phần là gốm sứ xây dựng - đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi dòng gốm thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn.
Tăng trưởng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 38,3%; của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là 28,3% và của toàn ngành nói chung là 11,8% trong năm 2008 đã cho thấy sức hấp dẫn của những ngành hàng này, đặc biệt khi mà nhiều ngành hàng khác đang phải vật lộn để có đơn hàng.
Theo ASX Alphaliner, đội tàu của 100 hãng tàu vận tải hàng đầu trên thế giới hiện gồm khoảng 6,000 tàu đang hoạt động, trong đó có khoảng 5,000 tàu là các tàu container.