Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành ôtô Thế giới không tác động nhiều tới Việt Nam

Thị trường ôtô thế giới xuống thấp kỷ lục, kéo theo hàng loạt khó khăn đối với các tên tuổi lớn của ngành công nghiệp ôtô toàn cầu. Vậy thị trường ôtô và các nhà sản xuất tại Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào? Liệu có quá nghiêm trọng đến mức phá sản, phải đề xuất cầu cứu không?
 
Câu trả lời là: Không! Không quá nghiêm trọng. Hầu hết các nhà sản xuất ôtô thế giới đang gánh chịu một áp lực nặng nề, có thể được xem là tồi tệ nhất trong hàng chục năm qua. Tuy nhiên, áp lực khó khăn đó cũng không giống nhau và có thể được phân loại. Thứ nhất, những tên tuổi đang gặp nhiều khó khăn và có thể nói có nguy cơ phá sản, nếu không được cứu giúp hoặc cải tổ chính là những tên tuổi nổi tiếng về các loại xe trung bình, thông dụng. Thứ hai, các hãng xe hạng sang cũng chịu cảnh sụt giảm nhưng không hoặc chưa đến mức quá khó khăn, lợi nhuận giảm thấp so với các năm trước chứ chưa đến mức lỗ hoặc quá lỗ như Mercedes- Benz, BMW...

Nặng nề

Trong phân khúc sản xuất các dòng xe trung bình, thông dụng thì những tên tuổi của Mỹ như Ford, GM gặp khó khăn nhất, đang phải cầu cứu Chính phủ với số tiền lên tới 25 tỷ USD. Những tên tuổi khác như Toyota, Honda.. dù vẫn gặp khó khăn, nhưng mới dừng ở mức tăng trưởng, số lượng bán hàng sụt giảm, cắt giảm một phần nhân công, chứ chưa đến mức phải cầu cứu. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng, sở dĩ những tên tuổi ôtô lớn của Châu Á vẫn trụ vững là vì họ có những chuẩn bị, tính toán chặt chẽ và kỹ càng hơn so với các đối thủ. Về phía các nhà sản xuất xe hạng sang – khi nói về những khó khăn hiện tại, một chuyên gia cho rằng họ sẽ khó bị rơi vào hoàn cảnh đến mức phải cầu cứu hay phá sản. Nguyên nhân chính là kinh tế sụt giảm như hiện nay chủ yếu tác động, ảnh hưởng mạnh đến tầng lớp trung lưu hoặc thấp hơn. Tầng lớp người giàu, chuyên sử dụng các dòng xe hạng sang, cho dù có bị ảnh hưởng, nhưng không lớn, số lượng không nhiều và họ vẫn cứ dùng các dòng xe này như thường. Các thị trường trong khu vực và trên thế giới đều bị ảnh hưởng. Vậy tại Việt Nam thì sao?

Tồn đọng

Đó là những gì đang xảy ra với các nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn vào số lượng tồn đọng đó và so với khu vực và thế giới thì đúng là chẳng ăn thua gì  (tương tự như lượng tiêu thụ ôtô tại thị trường Việt Nam) Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì số lượng tồn đọng của các nhà sản xuất ôtô trong nước hiện tại, doanh nghiệp nào nhiều thì cũng xấp xỉ 10 ngàn xe, còn thì ở mức trung bình 2-5 ngàn xe.

Một doanh nghiệp cho biết: Đúng là thị trường đang tồn đọng và dự tính doanh số bán sẽ giảm so với năm 2007 khoảng 30%. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ thì không đáng lo ngại. Thứ nhất, một phần lượng xe tồn đọng và khó bán là do việc tính toán, dự báo đầu năm của các doanh nghiệp không chuẩn xác, dẫn đến việc có thể nhập khẩu quá nhiều linh kiện, phụ tùng so với năm 2007. Thứ hai, việc tồn đọng số lượng lớn chủ yếu nằm ở phân khúc xe thương mại như xe tải, xe khách. Thứ ba, dù còn tồn đọng nhưng các doanh nghiệp vẫn tin tưởng vào mức tiêu thụ của những tháng cuối và đầu năm (thường chiếm tới 30- 40% lượng tiêu thụ của cả năm). Thứ tư, thực tế, những loại xe tiêu thụ được ít, bị tồn đọng thường là những mẫu xe cũ.

Chưa nhằm nhò gì

Việc tồn đọng số lượng hàng như hiện nay thực sự chưa nhằm nhò gì- một đại lý ô tô khẳng định. Nếu so sánh với tình hình thị trường ôtô Việt Nam trong một khoảng thời gian dăm bảy năm qua thì tình hình thị trường năm nay vẫn có thể xếp vào loại khá (chỉ thua sút so với năm 2007). Đã có những thời kỳ, thị trường ôtô ảm đạm kéo dài nhưng các nhà sản xuất vẫn vững vàng và tiếp tục phát triển. Cũng có ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp ôtô trong tình hình hiện tại sẽ giảm giá mạnh. Tuy nhiên, xét trên thực tế, điều này có khả năng xảy ra, nhưng chỉ là với những mẫu xe cũ. Còn xe mới thì chưa chắc, nhất là khi nhu cầu mua sắm ôtô vẫn tiếp tục tăng mạnh cộng với việc điều chỉnh thuế TTĐB ở một số phân khúc. Các doanh nghiệp có bị ảnh hưởng, nhưng chưa có gì quá nghiêm trọng đối với thị trường cũng như các nhà sản xuất ôtô của Việt Nam – Một doanh nghiệp khẳng định chắc chắn. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp cần quan tâm là việc tung ra thường xuyên hơn, nhiều hơn các chủng loại, mẫu mã mới, cộng với việc nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng, bảo hành bảo dưỡng...

- Dù cũng chịu ảnh hưởng về kinh tế, nhưng nhu cầu mua xe ở Việt Nam được các chuyên gia dự báo là vẫn tiếp tục tăng, nhất là xe du lịch.

-  Lượng xe tồn đọng nhiều hiện nay là các loại xe thương mại. Các loại xe du lịch tồn đọng không đáng kể so với quy mô của thị trường. Mặt khác các doanh nghiệp có thể kéo dài thời gian tiêu thụ, giảm sản lượng nhập về trong thời gian tới, thay đổi kế hoạch, tung ra các mẫu mã sản phẩm mới, đa dạng.  - Trong trường hợp khó tiêu thụ, các doanh nghiệp mới tính đến yếu tố giảm giá, nhưng mức giảm chắc chắn không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp

(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container