Sự sụp đổ của một trong “ông lớn” Big 3 rõ ràng là cơ hội lớn cho Toyota hay Honda mở rộng thị trường xe ở Mỹ. Nhưng tại sao, hầu hết các hãng xe châu Á nhất là các hãng xe Nhật muốn Big 3 phải “sống”?
Phủ quyết cứu trợ 14 tỷ USD của Thượng viện Mỹ cuối tuần trước càng đẩy GM, Chrysler mấp mé bờ vực phá sản. Kế hoạch mới giúp đỡ các hãng xe Mỹ trích từ gói cứu trợ tài chính phố Wall 700 tỷ USD vẫn treo lơ lửng.
Kế hoạch xây dựng nhà máy Mississipi của Toyota bị dừng lại.
Trước hoàn cảnh khó khăn của Big 3, các hãng xe nước ngoài đặc biệt là Toyota, đối thủ đáng gờm nhất của GM luôn lên tiếng ủng hộ. Ông Mira Sleilati, phát ngôn viên của Toyota nói: “Chúng tôi ủng hộ mọi phương án cứu trợ cho nền công nghiệp ôtô Mỹ. Chúng tôi mong muốn một nền công nghiệp ôtô vững, cạnh tranh lành mạnh”.
Lý do nào khiến cho các hãng xe châu Á nhất loạt mong muốn Big 3 thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” hiện tại?
Chuốc thêm thiệt hại
Chưa bao giờ các hãng xe nước ngoài lại phấp phỏm lo lắng doanh số sản xuất tại Mỹ như lúc này. Vì chỉ cần một trong tam đại gia GM, Chrysler thậm chí có thể cả Ford phá sản sẽ dẫn đến một chuỗi sụp đổ các hãng cung cấp phụ kiện xe hơi.
Erick Merkle, chuyên gia phân tích xe hơi nổi tiếng nhận định sẽ có nhiều sự đổ vỡ chồng chéo giữa các nhà cung cấp phụ kiện xe. Các hãng xe như Toyota sẽ mất nhiều tháng trời để có thể tạo ra những sản phẩm thông thường. Mạng lưới các nhà cung cấp, sản xuất phụ kiện xe và đại lý đã có mối quan hệ tốt đối với các hãng xe nước ngoài, đảm bảo lợi nhuận cho các hãng tại thị trường Mỹ trong vài năm qua.
Bên cạnh việc cung cấp phụ kiện, nhiều đại lý còn bày bán cả xe Mỹ lẫn các xe thương hiệu nước ngoài.
Sự sụp đổ của công nghiệp ôtô Mỹ chắc chắn sẽ kéo theo một hiệu ứng dây chuyền, ảnh hưởng trước tiên tới các nhà cung cấp phụ kiện, tác động trực tiếp tới lượng sản xuất của các hãng xe nước ngoài.
Kinh tế yếu, kinh doanh thêm khó
Nếu Big 3 chỉ còn Big 2 sẽ gây nhiều tác động tới nền kinh tế Mỹ, đương nhiên sẽ làm cho các hãng xe nước ngoài thêm chật vật. Ông Merke nói: “Kinh tế Mỹ đang trong cơn khủng hoảng. Mà với nền kinh tế mạnh, Toyota, Honda hay các hãng khác mới có thể sinh lợi được”.
Mỹ là thị trường xe lớn nhất của 3 hãng xe xứ sở anh đào Toyota, Honda và Nissan. Cả 3 hãng đều đồng loạt công bố doanh số tiêu thụ tại Mỹ năm nay giảm xuống mức thấp nhất.
Ông Michael Stanton, CEO của Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi quốc tế, đại diện cho hầu hết các hãng xe châu Á có nhà máy ở Mỹ phải kêu lên: “Chúng tôi muốn nền kinh tế trở lại như trước. Hãng xe nào cũng bị ảnh hưởng doanh số. Hãng xe nào cũng phải cắt giảm và đóng cửa nhà máy”.
Tin cắt giảm, ngừng hoạt động nhà máy tới tấp trong thời gian gần đây. Mới nhất là kế hoạch xây dựng nhà máy Mississippi, dự kiến sản xuất Prius phiên bản 2011 đã bị Toyota ngừng lại dù đã hoàn thành 90%.
Nếu một hãng xe Mỹ bị phá sản, lượng xe tồn kho sẽ được tiêu thụ với giá rẻ, lấn át các giá khác của nền công nghiệp ôtô trong khoảng thời gian ngắn.
Xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới
Nỗi lo lắng cuối cùng của các hãng xe châu Á là sự đổ bộ vào Mỹ của những “gương mặt” từ Trung Quốc, Ấn Độ. Một “ông lớn” Big 3 phá sản sẽ mở cánh cửa cho các hãng xe này mua lại tài sản, trở thành đối thủ cạnh tranh giá rẻ mới tại Mỹ.
Tata, hãng xe lớn nhất Ấn Độ và Geely, một hãng xe lớn của Trung Quốc đang có tham vọng vươn tới thị trường Mỹ. Chuyên gia Merke dự đoán: “Tata và Geely sẽ mở rộng cánh cửa khai thác đáng kinh ngạc”.
Toyota và Honda là 2 hãng xe nước ngoài mạnh nhất tại thị trường Mỹ trong phân khúc xe nhỏ, giá rẻ. Hãng xe Hàn Quốc Hyundai và Kia cũng đã lấn sân sang tuy nhiên phải mất một thời gian dài.
Ngược lại, các đối thủ nước ngoài sẽ chỉ cần 1 năm để chiếm thị trường, vượt nhanh hơn so với các hãng xe xứ sở kim chi.
Những hãng xe đã có vị trí vững chắc như Toyota, Honda sẽ không mua tài sản của một “ông lớn” Big 3 bán đi vì đó không phải là truyền thống của họ. Trong khi đó, các hãng như Tata và Geely sẽ bằng bất cứ giá nào để thẳng tiến thị trường Mỹ nhanh hơn mong đợi.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô sẽ là một trong sáu ngành công nghiệp ưu tiên trong chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê xuất khẩu đang có nguy cơ phá sản vì nợ nần và không có khả năng trả nợ. Theo nhiều chuyên gia trong ngành, tình hình này là do gần 4 năm qua các doanh nghiệp ngành cà phê đã chịu mức lãi suất cho vay khá cao cộng với những rủi ro của thị trường cà phê xuất khẩu biến động bất thường.
Đạt tỷ lệ phiếu thuận 85%, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội vừa chính thức thông qua tờ trình của UBND thành phố về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn.
Không có gì ngạc nhiên khi danh sách 10 xe thương mại ô nhiễm nhất thế giới mới công bố phần lớn là các siêu xe nhanh, mạnh, đắt tiền và nổi tiếng “phàm xăng”. Dẫn đầu là “ông hoàng tốc độ” Bugatti Veyron có lượng khí thải C02 cao nhất: 571 g/km.
Ô tô bay lượn trên bầu trời không còn là chuyện hão huyền vì dòng xe hơi biết bay đầu tiên trên thế giới - Terrafugia Transition – sẽ chính thức lăn bánh vào năm tới. Theo nhà sản xuất Terrafugia (Mỹ), phương tiện vừa bay vừa chạy trên đường này có giá 127.000 bảng (3,2 tỉ đồng) này có hai cánh gập lại được nên có thể đậu trong ga-ra gia đình.
Không cần phải tới đường đua mới được thỏa mãn ngồi sau vô lăng chiếc Murcielago R-GT danh giá, phiên bản chạy đường phố Murcielago R-GT đã làm thỏa lòng người hâm mộ.
Nổi đình nổi đám trong làng xe thế giới với danh hiệu Xe thương mại nhanh nhất thế giới, SSC Ultimate Aero phiên bản 2009 thậm chí còn có tốc độ nhanh hơn với “trái tim” gần 1300 mã lực.
Để vượt khó, đại diện của các nhà sản xuất ôtô thương mại vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ tạm hoãn thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2009 tới.
Mới đây, Toà án tối cao của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã ra phán quyết khẳng định biện pháp mà Trung Quốc áp dụng với phụ tùng ô tô nhập khẩu là vi phạm các quy định của WTO.
Trung Quốc lần đầu tiên tung ra thị trường trong nước loại ôtô lai (chạy bằng xăng và điện) sản xuất hàng loạt đầu tiên, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành công nghiệp ô tô nước này trên con đường vươn tới tầm cao thế giới, vào ngày 15/12.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã công bố các biện pháp nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất ôtô đang gặp khó khăn của nước này hôm 19/12 tại cuộc họp với những người đứng đầu ngành công nghiệp ôtô ở thành phố Naberezhniye Chelny, quê hương của nhà sản xuất xe tải Nga Kamaz.
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
Nhu cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong khi tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao, giá trị gia tăng thấp là những gam màu chính trong bức tranh sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2014.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13/12/2011.
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.
"Năm 2010, chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD", Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền, nói với VnEconomy ngày hôm qua.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
Trong 3 tháng qua, giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng liên tục. Giới kinh doanh dự báo, khả năng giá nhiều loại VLXD còn tăng. Thông tin này đã làm cho nhiều người có kế hoạch xây dựng nhà phải tính toán lại...
Việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới của các tập đoàn như Samsung, Canon, Intel... là tín hiệu cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đến.
Cách tạo dựng công nghiệp ô tô dựa quá nặng vào các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến ngành ô tô của VN phát triển khá ì ạch, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp VN khi tham gia lĩnh vực này. Tinkinhte xin đăng lại bài viết của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trên SGGP về vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế cả nước nói chung và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế (KKT) miền trung nói riêng. Nhiều nhà đầu tư đã xin giãn tiến độ triển khai dự án. Các KKT miền trung cần điều chỉnh, lựa chọn những dự án và giải pháp hợp lý để thu hút đầu tư, phát triển mô hình KKT một cách có hiệu quả.
Được đánh giá là một ngành hàng mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhưng ngành gốm sứ Việt Nam đang có sự phân cực rất rõ. Những đơn vị sản xuất công nghiệp - đa phần là gốm sứ xây dựng - đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi dòng gốm thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn.
Tăng trưởng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 38,3%; của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là 28,3% và của toàn ngành nói chung là 11,8% trong năm 2008 đã cho thấy sức hấp dẫn của những ngành hàng này, đặc biệt khi mà nhiều ngành hàng khác đang phải vật lộn để có đơn hàng.
Theo ASX Alphaliner, đội tàu của 100 hãng tàu vận tải hàng đầu trên thế giới hiện gồm khoảng 6,000 tàu đang hoạt động, trong đó có khoảng 5,000 tàu là các tàu container.