Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gốm sứ Việt Nam: Cơ hội bị bỏ qua

 Hàng VN đang nỗ lực giành lại thị trường với hàng nhập khẩu. - tinkinhte.com
Hàng VN đang nỗ lực giành lại thị trường với hàng nhập khẩu.

Cái bát, cái đĩa, bộ ấm chén... là một trong những vật dụng phổ biến và thiếu yếu nhất trong các gia đình người Việt. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, trong rất nhiều gia đình những đồ dùng gia đình ấy không phải là gốm sứ Hải Dương, Bát Tràng hay Minh Long - những thương hiệu Việt nổi tiếng. Thay vào đó, một bộ phận người dân Việt đang dùng những sản phẩm không nguồn gốc.

Hà Nội hiện có ba khu lớn tập trung nhiều đồ sành sứ, thủy tinh là Hàm Long, Cầu Gỗ và phố Hàng Khoai với hàng trăm cửa hàng lớn, nhỏ khác nhau.  

Nhường “chợ” cho hàng ngoại

Tuy nhiên, theo chân một bà nội trợ - bác Phi Yến (409, K3, tập thể Thành Công) sắm đồ bát, đĩa, cốc, chén... mới thấy, ngay tại Hà Nội, nếu không sang Bát Tràng, để mua gốm sứ “nội” là không dễ dàng. “Lâu nay mình vẫn dùng đồ ngoại nhưng thực chất đều là hàng Trung Quốc, giá rẻ, hoa văn đẹp nhưng lại mỏng, giòn nên dễ mẻ, sứt và vỡ. Người quen giới thiệu dùng đồ trong nước bền hơn nên tôi quyết định thay bằng hàng Bát Tràng” - bác Yến cho biết.

Tìm một vòng tại các cửa hàng trên phố Hàm Long, bác Yến ra về tay không vì cũng giống như tại các siêu thị, hàng Bát Tràng ở đây dường như chỉ để làm... cảnh với một vài bộ bát, bộ ấm chén khiêm tốn nằm ở vị trí khuất nẻo -“Người bán hàng có giới thiệu đồ Minh Long, Minh Hải nhưng toàn tiền trăm, tiền triệu. Bình dân như chúng tôi có cố cũng không dám mua”. Tương tự như vậy, trên phố Hàng Khoai, Gầm Cầu - khu vực chuyên bán buôn, cửa hàng san sát, hàng hóa ê hề, tha hồ lựa chọn nhưng “hỏi đến đồ trong nước là họ lại lắc đầu, đi hàng chục hàng may ra mới có một hàng bày đồ trong nước nhưng cũng chỉ có một vài món, cái bát, cái đĩa hoặc lọ hoa”.

Ít ai biết rằng, từ hơn 10 năm nay, ngay tại trung tâm Hà Nội, hơn 20 chục cửa hàng chuyên kinh doanh đồ gốm sứ trong nước tồn tại và phát triển khá sầm uất ngay trong khu chợ Hàng Da (nay tất cả đều chuyển sang chợ tạm Phùng Hưng). So với các cửa hàng bát đĩa tại phố Hàng Khoai, Gầm Cầu, chủng loại hàng hóa phong phú hơn rất nhiều, đặc biệt cái ấm, cái tích... chỉ cần nhìn qua là biết ngay đồ Việt. Trong đó, hàng Bát Tràng đang áp đảo, chỉ có ba cửa hàng bán sản phẩm Trung Quốc, gốm sứ Hải Dương - cái tên “lừng lẫy” một thời cũng có xuất hiện tại chợ nhưng đó là chuyện của dăm năm trước. Chị Phương - chủ kios Đức Phương (524 Phùng Hưng) cho biết: hàng tại chợ trước phục vụ cho khách du lịch, chuyển ra chợ tạm thì chủ yếu đổ buôn. Các nhà hàng, khách sạn với đơn hàng lớn còn bán dễ hơn cho khách mua lẻ.

Bỏ quên đối tượng

Hỏi thăm, mặc cả rồi bỏ đi, nửa tiếng sau, chị Trần Mai Hồng - nhân viên phòng hành chính của một Cty thiết bị điện tại Gia Lâm quay lại cửa hàng của chị Phương mua bộ ấm chén và cái đĩa đựng hoa quả. “So với sản phẩm cùng loại nhập khẩu thì sản phẩm này đắt hơn gấp hai lần nhưng hàng Bát Tràng dày dặn, chắc chắn. Mẫu mã cũng tương đối được, hoa văn lạ có lẫn cũng dễ tìm” - chị Hồng vừa cười vừa nói.

Đồng tình với quan điểm này, bác Yến cũng cho rằng: đồ sành sứ VN chỉ được cái bền, còn lại từ hình thức đến giá cả, phân phối đều thua xa. “Chỉ cần ra chợ là mua ngay được cái bát, cái đĩa trong khi hàng Việt tuyên bố ầm ầm là sẽ mở rộng thị trường nội địa nhưng chẳng đâu xa, ngay tại Hà Nội, hoặc phải lượn vòng cả buổi hoặc phải sang tận “lò” Bát Tràng cách vài chục km”.

Cái bát, cái đĩa, bộ ấm chén... là một trong những vật dụng phổ biến và thiếu yếu nhất trong các gia đình người Việt. Nói như vậy để thấy, chỉ cần đáp ứng đủ nhu cầu trong nước cũng đã mang lại nguồn thu lớn cho gốm sứ. Tuy nhiên, đó chỉ là tính toán cơ học còn trên thực tế, hàng nhập khẩu đang “làm mưa làm gió” trên thị trường. Vậy các thương hiệu gốm sứ VN đi đâu ? Họ không đủ năng lực để sản xuất mặt hàng đang được đòi hỏi chất lượng ngày càng cao từ người tiêu dùng hay đã bỏ quên đối tượng khách hàng bình dân ?

Giám đốc một DN lớn tại Bát Tràng thừa nhận: năng lực sản xuất hiện nay đã cho phép VN có được những sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhưng những lô hàng đó chỉ dành cho xuất khẩu. Phát triển thị trường trong nước cũng đồng nghĩa với việc đa dạng hóa sản phẩm, giảm giá thành, mở rộng quảng bá và thị trường tiêu thụ. Đây đang là những khó khăn mà không phải năng lực của DN nào cũng đáp ứng và thực hiện được. Vì vậy, nhiều năm nay ngành gốm sứ vẫn dè dặt, thậm chí đôi khi còn bỏ qua, không đề cập đến  tiêu thụ nội địa.

Trong khi đó, khó có thể nói là tất cả người Việt đều quay lưng với gốm sứ trong nước. Chỉ có điều, đó chỉ như “tình cảm đơn phương”. Người tiêu dùng sẽ không đủ kiên nhẫn để yêu hàng Việt nếu cứ phải chật vật tìm sản phẩm trong nước trong khi ra đến cửa là đụng ngay hàng nhập khẩu nhiều lợi thế về giá cả, hình thức.

(Theo Nguyên My // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Thị trường nội thất trong nước: Có kịp nắm lấy cơ hội?
  • Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sản xuất cầm chừng
  • Nghĩ khác về gốm
  • Quê hương trong đá
  • Giải pháp phát triển ngành mây, tre Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container