Theo tin từ Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay ngành thủ công mỹ nghệ phải nhập khẩu khoảng 50% nguyên liệu sản xuất. Nguyên nhân chính là do thiếu đầu tư, quy hoạch vùng nguyên liệu cùng với tình trạng khai thác bừa bãi của người dân nên dẫn đến cạn kiệt nguồn nguyên liệu.
Các loại nguyên liệu như mây, tre, cói… giảm rất nhanh, doanh nghiệp phải nhập khẩu từ Lào, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia… Còn các loại nguyên liệu tơ, bông, lanh phải nhập với giá cao từ Ấn Độ và Băng-la-đét.
“Khó khăn hơn cả thời kỳ khủng hoảng năm 2008-2009”, đó là nhận định của các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khi đề cập tình hình sản xuất, kinh doanh mặt hàng này trong năm 2011.
Cơ sở sản xuất đồ gốm Đông Gia chính thức “trình làng” thị trường gốm sứ trong nước cuối năm 2010. Từ đó đến nay, mặc dù sức tiêu thụ trên thị trường có phần suy giảm, Đông Gia vẫn tự tin với kế hoạch kinh doanh của mình.
Từ sản phẩm thiên nhiên của quê hương thành sản phẩm phẩm kinh doanh, Bình Định Stone là một trong những doanh nghiệp tiên phong mang lại vẻ đẹp cho đá granite.
Ở nước ta, ngành mây, tre gắn liền với cuộc sống của người dân nhiều vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó hơn một triệu người sống ở các gia đình có thu nhập từ mây, tre. Tuy nhiên, việc trồng, khai thác, chế biến sản phẩm từ mây, tre ở nước ta vẫn chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có do thiếu vùng nguyên liệu, khai thác quá mức đến cạn kiệt.
Bến Tre đang có diện tích đất trồng dừa khoảng 45.000 ha, với sản lượng trên 311 triệu trái/năm. Khai thác tiềm năng thế mạnh từ cây dừa, người dân địa phương đã cho ra đời nhiều sản phẩm mang nét đặc trưng riêng của tỉnh. Đặc biệt, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) làm từ các thứ liệu của cây dừa như: gỗ, gáo, chà, lá, xơ, vỏ, trái dừa điếc... đã trở thành những sản phẩm giá trị trên thị trường trong và ngoài nước.
Hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam trong cộng đồng doanh nhân thế giới luôn có ý nghĩa quan trọng và thiết thực giúp doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới. Qua 4 năm triển khai thực hiện (từ năm 2004-2007), chuyên mục “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” của Bộ Công Thương đã đóng góp tích cực cho công tác tuyên truyền quảng bá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, được giới doanh nghiệp đánh giá cao, góp phần mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.
Ngày 6/2, Hội chợ Triển lãm Quà tặng quốc tế “Gift Show” Tokyo lần thứ 67 bế mạc tại Trung tâm Triển lãm Tokyo Big Sight, Nhật Bản. Tham dự Triển lãm có khoảng 1.500 gian hàng của Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam.
Khủng hoảng kinh tế thế giới không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp lớn, mà còn tác động trực tiếp đến các làng nghề truyền thống ở nước ta. Ít người bán, vắng người mua là tình cảnh hiện nay của thị trường mây tre đan truyền thống.