Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu: Lao đao vì giá đặt hàng thấp

Khách hàng trả giá thấp đến mức dù doanh nghiệp đã tiết kiệm các khoản tối đa, tính toán nguyên liệu thật khéo cũng chỉ có thể hoà vốn, trong khi các chi phí đầu vào đều tăng và đau đầu nhất là công lao động phải tăng mà kiếm nhân công vẫn khó khăn. Đó là tình trạng các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) xuất khẩu đang gặp phải trong hai, ba tháng gần đây.


Khách du lịch nước ngoài chọn mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại chợ An Đông. Ảnh: Hồng Thái

Đành mất khách hàng

Ông Đặng Quốc Hùng, phó chủ tịch hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) cho biết, nửa đầu năm 2010, xuất khẩu hàng TCMN tương đối tốt, nhưng từ tháng 7 đến nay, nhiều doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng từ châu Âu và Nhật vì có tổ chức sản xuất cũng tốn công, chôn vốn. Thái Lan, Trung Quốc, Sri Lanka… đã kéo đơn giá xuống thấp khiến doanh nghiệp Việt Nam không cạnh tranh nổi. Đã thế, còn gặp tình trạng khách nước ngoài đặt mỗi lần nhiều mẫu, theo từng lô nhỏ, nên doanh nghiệp mất nhiều công và thời gian mới có thể xuất khẩu một đợt hàng.

Có những khoản chi phí doanh nghiệp muốn giảm nhưng không thể. Ví dụ, trong khâu thu mua nguyên liệu, doanh nghiệp không thể mua trực tiếp từ nông dân hay người cung cấp nhỏ lẻ, mà buộc phải qua các công ty trung gian để có hoá đơn, vô tình đẩy giá nguyên liệu tăng lên. Đau đầu nhất cho doanh nghiệp là lao động trong ngành TCMN hiện nay ở TP.HCM nếu thu nhập 60.000 – 70.000 đồng/ngày mới có thể tuyển, còn ở tỉnh cũng phải 50.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, doanh nghiệp khó giữ lao động vì gần đây đơn hàng không đều đặn. Để khắc phục tình trạng thiếu lao động khi cần, một số doanh nghiệp đã phải liên kết lại, bổ sung lao động cho nhau hoặc gia công lẫn nhau để đạt yêu cầu đơn hàng, đồng thời nghiên cứu những máy móc thiết bị có thể thay lao động chân tay.

Thiếu một nơi quảng bá

Những năm qua, khi tham gia hội chợ đồ gỗ và TCMN xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp đã có được hợp đồng với tập đoàn IKEA (Thuỵ Điển). Họ mua số lượng lớn nhưng với giá cũng không cao, nên doanh nghiệp sản xuất phải hết sức tiết kiệm chi phí mới cung ứng được. Tuy nhiên, theo ông Hùng, nếu bán được hàng cho IKEA thì có thể khẳng định hàng TCMN Việt Nam còn được khách hàng thế giới ưa chuộng. Vì vậy, HAWA đang khuyến khích các doanh nghiệp chú ý nghiên cứu nhiều sản phẩm mới, để trong hội chợ đồ gỗ và TCMN xuất khẩu vào tháng 10 tới đây, giới thiệu với IKEA và trao đổi cách thức thu hút thị trường thế giới đối với hàng TCMN Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Các doanh nghiệp nêu lý do khiến họ ngại làm hàng theo thiết kế riêng vì không có chỗ trưng bày để tiếp thị. Mấy năm gần đây, trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM có tổ chức cho hàng TCMN quảng bá tại một địa điểm cố định ở trung tâm thành phố, nhưng mỗi lần chỉ hai, ba tháng, không kịp để thương nhân nước ngoài đến tham khảo. Nếu có được một nơi dành riêng cho hàng TCMN thì không chỉ tạo điều kiện giới thiệu thường xuyên với khách hàng nước ngoài mà còn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng trong nước khi doanh nghiệp đang chuyển hướng song song xuất khẩu sẽ phát triển thị trường nội địa.

(Theo Các Ngọc // SGTT Online)

  • Thị trường nội thất trong nước: Có kịp nắm lấy cơ hội?
  • Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sản xuất cầm chừng
  • Nghĩ khác về gốm
  • Quê hương trong đá
  • Giải pháp phát triển ngành mây, tre Việt Nam
  • EXPO 2010: Cơ hội cho DN gỗ và thủ công mỹ nghệ
  • Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đạt tỉ suất lợi nhuận trên 80%
  • Mặt hàng nhỏ, lợi ích lớn
  • Nghề thủ công nghệ tại BR-VT: Khó từ sân nhà!
  • Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: Những rào cản khó vượt
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Sản phẩm đá mỹ nghệ được ưa chuộng
  • Sức hút đầu tư sản xuất đồ chơi
  • Đưa sơn mài vượt khó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container