Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các hãng sữa “rụt rè” cam kết giữ giá

picture
Nhiều hãng sữa chưa thể khẳng định sẽ giữ nguyên giá bán cho đến cuối năm 2010.

Giá nguyên liệu đầu vào cùng tỷ giá giữa VND/USD liên tục biến động được cho là nguyên nhân chính khiến nhiều hãng sữa chưa thể cam kết sẽ giữ nguyên giá bán cho đến cuối năm 2010.

Ngày 25/8, Mead Johnson Nutrition - Tập đoàn chuyên về dinh dưỡng trẻ em đã chính thức công bố: “Mead Johnson không tăng giá tất cả các sản phẩm đến hết năm nay”.

Ông Enda Ryan, Tổng Giám Đốc Mead Johnson Việt Nam cho biết: Mead Johnson khẳng định giữ nguyên mức giá hiện tại cho đến hết năm 2010, nhằm mục đích hỗ trợ người tiêu dùng, đồng thời tiếp tục thực hiện cam kết cung cấp những sản phẩm chất lượng cao và phù hợp cho thị trường Việt Nam.

Đi kèm với tuyên bố không tăng giá của mình, Mead Johnson Việt Nam còn giới thiệu “Bao bì tiết kiệm” đối với các sản phẩm EnfaKid A+, and EnfaGrow A+. Sự cải tiến này sẽ giúp tiết kiệm đến 45.000 đồng cho người tiêu dùng.

Cùng với đơn vị này, Công ty Cổ phần Thực phẩm Hanco cũng đã chính thức khẳng định từ nay đến cuối năm, tất cả sản phẩm sữa của Hanco không tăng giá.

Ngoài hai công ty sữa nêu trên, các hãng sữa khác vẫn chưa có động thái thể hiện sự chia sẻ với người tiêu dùng. Công ty Friesland Campina Việt Nam, đơn vị đã từng tiên phong cam kết không tăng giá bán giai đoạn cuối 2009, nhưng đến thời điểm này, “cũng rất khó cam kết giữ giá do giá cả nhiều nguyên liệu đầu vào luôn có sự biến động.

Bên cạnh đó, sự biến động tỷ giá cũng gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp”, ông Nguyễn Ngọc Kinh Luân, trưởng phòng đối ngoại nói.

Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc truyền thông Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng cho rằng giá bán của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như đầu vào và hầu hết là nguyên liệu nhập khẩu. Vì vậy, mặc dù luôn cố gắng để đảm bảo giữ giá bán cũng như đưa ra giá bán có lợi nhất cho người tiêu dùng, nhưng Vinamilk vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn về việc có tiếp tục giá bán của các sản phẩm từ nay đến cuối năm hay không.

Về phía nhà bán lẻ, đại diện cho đơn vị chuyên phân phối sản phẩm sữa Abbott (Hoa Kỳ) thì cho hay, về cơ bản giá nhập khẩu ở nước ngoài vẫn không thay đổi, nhưng việc điều chỉnh tỷ giá giữa VND/USD tăng thêm 2% thời gian qua cũng có thể làm ảnh hưởng giá bán của các sản phẩm sữa nhập khẩu.

Cũng theo vị đại diện này, các hãng sữa đã khẳng định về việc giữ ổn định giá từ nay đến cuối năm chẳng qua là do giá bán và giá nhập khẩu có sự chênh lệch quá lớn, nên các biến động về tỷ giá cũng không ảnh hưởng nhiều đến các đơn vị này.

(Theo Vneconomy)

  • Ngành sữa tăng trưởng cao
  • Gạo Việt đang bị ép giá
  • Thành “sản phẩm dinh dưỡng”, sữa tha hồ tăng giá
  • Thị trường “ngả nghiêng” vì rượu rởm
  • Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời 'tự sướng'
  • Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ muối
  • Sữa tươi Việt Nam: Chủ động nâng cao chất lượng
  • 85% giá trị thị phần sữa bột thuộc về các hãng sữa ngoại !
  • Thị trường sữa tươi:Cơ hội cho doanh nghiệp nội tự khẳng định
  • Nhiều sản phẩm sữa đã tăng giá gần 20%
  • Phấn đấu sản xuất 1 tỷ lít sữa tươi vào năm 2020
  • 1,2 tỷ USD phát triển dự án sản xuất sữa
  • Sữa “đắng”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container