Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành thực phẩm, đồ uống thế giới trong thời kỳ khủng hoảng

Có thể tóm tắt tình hình ngành dịch vụ thực phẩm, ăn uống thế giới trong 3 xu thế như sau: tiêu thụ giảm, đồ ăn chế biến sẵn lên ngôi và xu hướng chuyển sang sử dụng đồ ăn giá rẻ.

Bà Elizabeth Higgins, chuyên gia ngành dịch vụ thực phẩm của Euromonitor cho biết: "Các nhà hàng, quán cafe, quán bar thời gian gần đây rất vắng khách vì không có nhiều người ra ngoài ăn. Doanh thu giảm, hoạt động kinh doanh trì trệ là thực trạng ở rất nhiều nhà hàng. Thế nhưng chính do việc nhóm người có thu nhập thấp không còn cùng nhau ra ngoài ăn lại là động lực phát triển cho một ngành dịch vụ ăn uống khác."

Một trong những lợi thế trong thời buổi suy thoái mà bất kỳ ngành dịch vụ giá rẻ nào cũng có được chính là hiện tượng người dân bỏ hàng giá cao sang dùng hàng giá rẻ. Và trong ngành dịch vụ ăn uống đó chính là nhiều người tiêu dùng tiếp tục không thể hoặc không muốn nấu ăn tại nhà nhưng lại luôn tìm mọi cách để cắt giảm chi tiêu nên thường chọn thức ăn nhanh giá rẻ hơn hoặc mua đồ ăn đã chế biến sẵn. Tuy nhiên, hiện tượng này  tại từng thị trường lại diễn ra ở những mức độ khác nhau:

+ Ở Ý, trong thời buổi khó khăn, người dân vẫn ít ra ngoài ăn. Thay vào đó, họ chọn những loại thức ăn có giá trung bình để nấu hơn là phải dùng những thực phẩm ăn nhanh mà chất lượng không cao.;

+ Ở một số nước, người tiêu dùng dần quay trở lại với những thực phẩm quen thuộc và giá rẻ, họ mua sắm thực phẩm tại các quầy hàng/chợ cóc và ki-ốt trên đường phố. Ở Brazil hệ thống nhà hàng Kilo đang làm ăn rất phát đạt do cung cấp những món ăn đặc sản với giá rất phải chăng;

+ Tại Anh, dịch vụ giao hàng tại nhà vẫn thu được lợi nhuận khá cao; hệ thống dịch vụ vận chuyển pizza - Domino's Pizza - báo cáo trong suốt 6 tuần tháng 1 và 2 doanh thu vẫn tăng 15% khi người tiêu dùng bắt đầu sử dụng dịch vụ giao tại nhà thay vì tới ăn tại các nhà hàng.

Thời gian vừa qua rất nhiều các hãng kinh doanh đã buộc phải đưa ra những chiêu mới nhằm định vị giá trị của mình trên thị trường. Cụ thể như sau:

+ Hãng Starbucks đã đưa ra chiêu quảng cáo "ăn ngon với giá chưa đến 4 đôla" nhằm cạnh tranh với McDonalds, công ty trước đó trong chiến dịch tiếp thị McCafe đã đưa ra mức giá trung bình cho các sản phẩm nước giải khát thấp hơn 4 đôla, trong đó riêng loại cà phê hơi McCafe có mức giá khởi điểm là 2,25 đôla;

+ Rất nhiều nhà hàng cao cấp cũng tung ra chiêu khuyến mại như giảm 50% cho mọi loại rượu vang, miễn phí món ăn khai vị hay thậm chí một số nhà hàng ở Anh còn đề nghị khách hàng tự trả giá cho bữa ăn của họ. Ở Mê-hi-cô, tại một số hệ thống nhà hàng như VIPS thuộc tập đoàn Wal-Mart, một bữa ăn tổng hợp có giá rẻ hơn nhiều so với giá bữa ăn Big Mac của McDonalds;

+ Ở Phi-lip-pin, nhà cung cấp đồ ăn nhanh Jollibee cũng đã triển khai chiến dịch có tên là Manong Pepe, nghĩa là các bữa ăn giao tại nhà có giá bán bằng tại cửa hàng hay các kiốt. Bên cạnh đó, Jollibee còn liên tiếp quảng bá những thương hiệu chính của mình bằng cách tăng thêm món vào thực đơn phục vụ bữa sáng và bữa ăn nhanh của khách hàng; các cửa hàng mở 24/24 nhằm hướng tới các nhóm khách hàng là sinh viên và tổng đài viên thường xuyên phải làm khuya.

Triển vọng

Người tiêu dùng ngần ngại không ra ngoài ăn và chuyển sang lựa chọn các sản phẩm giá rẻ.

Có lẽ phải đến năm 2010 ngành công nghiệp dịch vụ ăn uống mới có khả năng phát triển trở lại và phục hồi mạnh mẽ trong giai đoạn 2011 - 2012. Tuy nhiên, sự phục hồi này còn phụ thuộc rất nhiều vào tác động của các gói kích cầu của nhiều quốc gia. Điều này cũng có nghĩa là thực khách sẽ còn phải chờ khá lâu mới có thể trở lại với thói quen ăn uống ở bên ngoài như trước đây. Trong khi đó, các chuỗi cửa hàng ăn nhanh đã chuyển sang tập trung phục vụ tầng lớp có thu nhập thấp và đạt doanh thu cao nhờ các dịch vụ trọn gói với giá cả phải chăng.

Các nhà kinh doanh dịch vụ giá rẻ vẫn có thể tin tưởng vào một tương lai sáng sủa vì nhu cầu tiêu dùng vẫn có xu hướng đi lên, đặc biệt là ngành dịch vụ ăn uống vẫn là điểm thu hút của rất nhiều người dân thành thị -  những người vẫn sẵn lòng chi tiền để mua được những hàng hóa có chất lượng tốt. Do đó, nhiều chuỗi cửa hàng ăn nhanh có thể đạt được doanh thu cao hơn khi đưa ra những chiêu thức khuyến mãi như giảm giá, kéo dài thời gian phục vụ và bổ sung thêm món ăn vào thực đơn từ những bữa ăn nhẹ cho đến các các bữa ăn phục vụ theo yêu cầu.

(Internet)

  • Ngành sữa tăng trưởng cao
  • Gạo Việt đang bị ép giá
  • Thành “sản phẩm dinh dưỡng”, sữa tha hồ tăng giá
  • Thị trường “ngả nghiêng” vì rượu rởm
  • Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời 'tự sướng'
  • Dự kiến nhóm hàng công nghiệp chế biến sẽ đạt 15,5 tỷ USD trong 4 tháng cuối năm
  • 120 tỷ đồng xây dựng nhà máy bia Hà Nội - Quảng Trị
  • Đến năm 2015, Việt Nam đạt 4, 3 triệu tấn thịt gia súc, gia cầm
  • Đầu tư 42 triệu đô la Mỹ xây dựng Nhà máy bia Hà Nội - Vũng Tàu
  • Gần 75 ngàn tỉ đồng phát triển ngành bia rượu
  • Thị trường đường thế giới lưỡng lự
  • Ngành điều phải nhập khẩu 1/3 nguyên liệu
  • Tháng 8 và 9/2009: Có thể thiếu đường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container