Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đẩy mạnh gắn kết sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, từ đó, tiếp tục mở ra hướng đi tích cực cho sản xuất nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các biện pháp cấp bách.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành có liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới quy hoạch sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, nghề muối trên địa bàn; hình thành vùng sản xuất nông sản hàng hoá lớn, gắn sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và thị trường.

Các chính sách có liên quan đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản cần thực hiện tốt như chính sách về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đất đai, thuế, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thông tin thị trường. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn việc dồn điền đổi thửa; phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.

Chỉ thị của Thủ tướng nhấn mạnh: Kịp thời xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng tiêu thụ nông sản theo quy định của pháp luật. Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền pháp luật và các chính sách liên quan đến sản xuất, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Xây dựng chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các mô hình hợp tác giữa hộ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với các cơ sở chế biến, tiêu thụ, phát triển các tổ chức liên kết cộng đồng những người sản xuất trong ngành hàng.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nông sản có đề án ứng dụng, đổi mới nâng cao trình độ khoa học công nghệ vay vốn trung và dài hạn từ Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia của Bộ và địa phương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan rà soát, bổ sung chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, cân đối hỗ trợ vốn thực hiện các chương trình, dự án xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hoá lớn, vùng nguyên liệu tập trung, nhất là đối với vùng nuôi trồng thuỷ sản và vùng trồng cây công nghiệp.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn dồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai để hình thành vùng sản xuất hàng hoá lớn.

Hội Nông dân Việt Nam, các hội, hiệp hội ngành hàng tuyên truyền vận động hội viên thực hiện tốt các nội dung hợp đồng đã ký, bảo vệ lợi ích của hội viên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản.

 (CCB)

  • Ngành sữa tăng trưởng cao
  • Gạo Việt đang bị ép giá
  • Thành “sản phẩm dinh dưỡng”, sữa tha hồ tăng giá
  • Thị trường “ngả nghiêng” vì rượu rởm
  • Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời 'tự sướng'
  • Nhật Bản có kế hoạch sửa đổi luật liên quan tới thực phẩm
  • Hàn Quốc siết chặt quản lý an toàn thực phẩm
  • Người tiêu dùng bỏ sữa, doanh nghiệp lao đao
  • Lạm phát cao nhưng tiêu thụ bia vẫn tăng mạnh
  • Thị trường sữa bột: Vẫn bị thả nổi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container