Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguyên liệu đầu vào tốt cho chất lượng sữa vượt trội

Hà Lan nổi tiếng khắp thế giới không chỉ với những chiếc cối xay gió đặc trưng, hay những cánh đồng cỏ xanh bạt ngàn, mà còn với hình ảnh Cô gái Hà Lan với đôi guốc gỗ quen thuộc, đại diện cho một nền công nghiệp thực phẩm phát triển hàng đầu thế giới, trong đó sữa và các sản phẩm từ sữa chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của đất nước này. Sữa và các sản phẩm sữa xuất xứ từ Hà Lan luôn mang đến cho người tiêu dùng trên toàn thế giới sự tin tưởng từ suốt hơn trăm năm qua. Vậy đâu là cơ sở của niềm tin ấy?

Đầu vào được kiểm soát chặt chẽ

Chính phủ Hà Lan rất quan tâm đến việc quản lý những nông trại bò sữa, mắt xích đầu tiên trong dây chuyền xuất khẩu sữa tại đất nước mình. Mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Hà Lan chính là tạo ra nguồn thực phẩm chất lượng qua việc quan tâm đầu tư ngay từ nguồn nguyên liệu đầu vào.

Sữa tại Hà Lan chỉ được thu hoạch ở những chú bò sữa không nhiễm bệnh, và được cấp giấy chứng nhận (I&R) bởi cơ quan thú y với số ID xác định xuất xứ. Nhằm đảm bảo gia súc không mắc bệnh còn có một chương trình khám và ghi sổ định kỳ, và các kỹ thuật theo dõi. Chỉ những công ty được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn ISO-9002 và HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) mới được cung cấp thức ăn cho gia súc. Các tiêu chuẩn này nhằm duy trì thành phần dinh dưỡng thiết yếu của sữa. Tất cả các nhà máy sản xuất sữa của các công ty đạt chuẩn đều được xây dựng gần với các nông trại để việc thu gom và bảo quản sữa được rút ngắn tối đa thời gian nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất của sữa khi đưa vào chế biến.

An toàn thực phẩm là mục tiêu hàng đầu

An toàn thực phẩm là một mối quan tâm tiên quyết tại Hà Lan. Tại đất nước này, sự  yếu kém trong việc kiểm soát thực phẩm thậm chí có thể thay đổi vận mệnh của các công ty đã thành đạt. Áp lực từ phía người tiêu dùng, các hiệp hội sinh thái và tổ chức chính phủ hiện định hướng toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm (từ việc nuôi trồng ban đầu, các cơ sở cung cấp bữa ăn, nhà hàng, khách sạn, công ty sản xuất thực phẩm, công ty vận chuyển thực phẩm, người bán lẻ, kho lưu trữ thực phẩm và nhà sản xuất thức ăn gia súc) vào việc áp dụng hệ thống quản lý thực phẩm an toàn hơn.

Và trong đó, sản phẩm sữa cũng không phải là ngoại lệ. Hà Lan đặt ra rất nhiều những tiêu chuẩn quy định cho việc kiểm định chất lượng sữa trước và sau khi đưa vào sản xuất, vì lẽ đó mà tất cả các sản phẩm sữa tại Hà Lan đều đạt chuẩn và tiêu chuẩn quản lý chất lượng sữa tại đây cũng được đem áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Các sản phẩm sữa chất lượng vượt trội ra đời từ những quy chuẩn khắt khe

Với những quy định khắt khe hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất sữa, tất cả các sản phẩm sữa xuất xứ từ Hà Lan luôn dẫn đầu thế giới về chất lượng và an toàn vệ sinh tối đa. Hiện nay, Hà Lan đã xuất khẩu sữa sang 120 quốc gia và tại bất kỳ đất nước nào, sản phẩm sữa từ Hà Lan luôn được tin tưởng.

Sau khi được trung tâm thu mua tại Hà Lan chấp nhận, mỗi lô nguyên liệu khi về đến Việt Nam lại được kiểm tra thêm một lần nữa trước khi chấp nhận nhập kho. Việc kiểm tra kép này là một trong những công đoạn giám sát chất lượng khắt khe được thiết lập từ Hà Lan nhằm đảm bảo nguyên liệu đạt mức chất lượng 100% tiêu chuẩn đã đặt ra về chỉ tiêu hoá lý như độ đạm, độ béo, độ khô… và các chỉ tiêu về vi sinh vật. Trong quá trình lưu kho và ngay trước khi đưa vào sản xuất, sữa bột sẽ được kiểm nghiệm một lần nữa để chắc chắn rằng nguyên liệu giữ được yêu cầu về chất lượng cho sản xuất sản phẩm.

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng được áp dụng tương tự đối với sữa tươi, thậm chí ở một số công đoạn còn nghiêm ngặt hơn. Nguồn nguyên liệu sữa tươi được thu mua 100% trong nước nhưng các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh hoàn toàn tương đương với sữa tươi được sản xuất ngay tại Hà Lan.

Việc thu mua sữa trực tiếp từ các trại bò sữa đạt chuẩn Hà Lan với các quy định nghiêm ngặt về điều kiện vệ sinh chuồng trại, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ đàn bò sữa giúp Cô gái Hà Lan quản lý chặt chẽ đến từng mắt xích toàn bộ quy trình thu mua, đảm bảo nguồn sữa tươi đầu vào có chất lượng tốt nhất. Từng khâu tiếp nhận sữa bò tươi nguyên liệu đều có các khâu kiểm tra chất lượng: tại điểm thu mua, sữa được kiểm tra chất lượng lần một; tại trung tâm làm lạnh, sữa được kiểm tra chất lượng lần hai; tại nhà máy, sữa được kiểm tra chất lượng thêm một lần nữa. Những kiểm tra này nhằm đảm bảo sữa tươi đạt các chỉ tiêu chất lượng của Cô gái Hà Lan và không bị pha bất cứ tạp chất nào.

Để có được nguồn nguyên liệu đầu vào nội địa với chất lượng quốc tế như trên tại Việt Nam, Frieslandcampina đã đầu tư hơn 13 triệu USD từ năm 1995 cho chương trình phát triển ngành sữa (DDP), tổ chức và duy trì các hoạt động khuyến nông hỗ trợ người chăn nuôi bò sữa, thiết lập các điểm thu mua trực tiếp cũng như xây dựng các trung tâm làm lạnh để đảm bảo chất lượng của nguồn sữa tươi đầu vào.

Bên cạnh đó, Frieslandcampina chỉ thu mua duy nhất nguồn sữa tươi nguyên liệu được sản xuất từ những nông trại bò đạt chuẩn Hà Lan với 2.600 hộ chăn nuôi bò sữa tại các tỉnh Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng và TP.HCM. Tất cả để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng vượt trội từ những sản phẩm sữa mang thương hiệu Cô gái Hà Lan.

(Theo Nhã Mai // SGTT Online)

  • Ngành sữa tăng trưởng cao
  • Gạo Việt đang bị ép giá
  • Thành “sản phẩm dinh dưỡng”, sữa tha hồ tăng giá
  • Thị trường “ngả nghiêng” vì rượu rởm
  • Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời 'tự sướng'
  • Công nghiệp chế biến đạt mức tăng 14,5%
  • Thực phẩm chế biến: Chưa tiện lợi và “nghèo” khẩu vị
  • Tiềm năng từ ngành đồ uống
  • Thịt gia cầm Mỹ có thể bị loại khỏi thị trường Nga
  • Rượu, bia bắt đầu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 45%
  • Ấn Độ duy trì vị trí hàng đầu trong sản xuất sữa
  • Bia nội nhiều cơ hội 'lên ngôi' trên sân nhà
  • Thị trường bia vẫn tăng trưởng trong khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container