Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thực phẩm chế biến: Chưa tiện lợi và “nghèo” khẩu vị

Hiện nay, hầu như trong tủ lạnh nhà nào cũng có thực phẩm chế biến do trong nước sản xuất. Thế nhưng trong gói hành lý của người đi du lịch lại là thực phẩm chế biến ngoại nhập.

Hình chỉ mang tính minh họa

Đó là cơm cháy thịt heo của Thái Lan, xốt cà chua phômai thịt của Pháp, cá nhỏ không xương ăn liền (trẻ em dùng được) của Đài Loan, thịt heo tẩm ướp (giống như lạp xưởng) ăn liền của Singapore…

Nhiều bà nội trợ cho rằng thực phẩm chế biến của các nhãn hiệu Việt Nam nhiều món, song chỉ tiện mua về nhà… để tủ lạnh khi cần “xào nấu” cho nhanh. Bà Nguyễn Thị An, ngụ ở quận 1 nói: “Lạp xưởng Việt Nam có nhiều hiệu, khẩu vị ngon nhưng ít thấy loại ăn liền, tiện dùng cho du lịch. Bà Nguyễn Phương Thảo, giám đốc siêu thị Maximark, nói: “Sản phẩm tiện ích thực sự như kiểu gói lẩu có kèm nước dùng chưa nhiều”.

Trên quầy đông lạnh của các siêu thị lớn có khoảng 80 loại chả giò. Có điều “linh hồn” của món chả giò Việt Nam nằm ở nước mắm chấm thì chưa có hãng nào đầu tư nghiên cứu để có cách bán kèm!

Cho đến nay các nhà sản xuất đã làm ra được bảy món lẩu với gói nước dùng đặc trưng nhưng sản phẩm bán thường xuyên quanh năm là các loại canh chua cá ba sa, canh bắp cải cuộn hải sản, canh khổ qua dồn cá hoặc thịt… vẫn chưa có gói gia vị thích hợp đi kèm. Bà Trần Thị Nguyệt, ngụ ở quận 10, nhận xét: “Mua gói canh đông lạnh của Vissan, Cầu Tre hay APT, nấu kèm với viên xúp gà hay gói xúp canh chua thì ăn tô canh chẳng có gì khác nhau. Nếu nhà sản xuất làm viên xúp theo khẩu vị riêng chắc chắn sẽ ngon hơn. Với thức ăn, mua món này mà không mua món kia chủ yếu là khẩu vị”.

Bà Thanh Lâm, phó giám đốc công ty S.G Fisco, nhìn nhận: “Khẩu vị ăn của người Việt Nam rất khác nhau trong mỗi gia đình miền Nam, miền Bắc, miền Trung… mà hàng thực phẩm chế biến thì khó mà làm theo kiểu vùng miền được. Tìm ra nét chung để sản xuất đại trà không dễ”. Và đây cũng chính là dư địa để các doanh nghiệp phát triển.

Theo số liệu của tổng cục Thống kê năm 2009, tổng doanh thu ngành thực phẩm chế biến trong nước vào khoảng 297.000 tỉ đồng và Việt Nam hiện có 5.982 doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Còn theo số liệu mà một công ty trong nước thuê dịch vụ thực hiện nghiên cứu thị trường vào giữa năm 2009, nếu tính cả các cơ sở nhỏ, hộ gia đình, thì Việt Nam có khoảng 8.000 đơn vị.

Trong tổng số khoảng 700 nhà cung cấp hàng vào siêu thị hiện nay, số đơn vị cung cấp có hệ thống chế biến hiện đại, có HACCP chỉ chiếm khoảng 10%. Thực phẩm chế biến chỉ mới tiêu thụ mạnh ở thành thị – chủ yếu bán trong siêu thị và cửa hàng của một số nơi có tủ trữ lạnh.

(Theo Bích Thuỷ // SGTT Online)

  • Ngành sữa tăng trưởng cao
  • Gạo Việt đang bị ép giá
  • Thành “sản phẩm dinh dưỡng”, sữa tha hồ tăng giá
  • Thị trường “ngả nghiêng” vì rượu rởm
  • Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời 'tự sướng'
  • Tiềm năng từ ngành đồ uống
  • Thịt gia cầm Mỹ có thể bị loại khỏi thị trường Nga
  • Rượu, bia bắt đầu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 45%
  • Ấn Độ duy trì vị trí hàng đầu trong sản xuất sữa
  • Bia nội nhiều cơ hội 'lên ngôi' trên sân nhà
  • Thị trường bia vẫn tăng trưởng trong khủng hoảng
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Ngành thực phẩm, đồ uống thế giới trong thời kỳ khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container