Trong khi các ngành kinh doanh dịch vụ tiêu dùng đang gặp khó khăn, ngành đồ uống giải khát, đặc biệt là bia vẫn tăng trưởng tốt trong năm 2009 vì có nhiều yếu tố thuận lợi.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số vốn đầu tư cho ngành bia và nước giải khát từ năm 2009 đến 2015 có thể lên tới 75 tỷ đồng. Có chiến lược tránh đầu tư dàn trải, song đây cũng là một nguồn lực lớn cho các doanh nghiệp bia - giải khát mạnh tay sản xuất và thực hiện việc tiếp thị chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra, một yếu tố mang tính chất tác động bổ sung qua lại, đó là sự liên thông tương tác giữa ngành bia - giải khát với du lịch. Khi ngành du lịch được kích thích, tạo ra sức hấp dẫn thu hút người nước ngoài đến Việt Nam hay du lịch nội địa tăng mạnh cũng góp phần tăng lượng tiêu thụ bia. Năm 2009, kinh tế Việt Nam tăng trưởng từ 5 đến 5,2%, thấp hơn so với các năm trước nhưng sản lượng bia sản xuất vẫn tăng cao. Theo Hiệp hội Bia Rượu và Nước giải khát Việt Nam, thời tiết năm 2009 khá nắng nóng. Đợt nắng nóng kéo dài suốt mùa hè khiến cho nhu cầu uống bia tăng vọt. Ngoài ra, vào cuối năm, lượng tiêu thụ bia luôn tăng cao, nhất là thời điểm cuối tháng 12 và Tết Nguyên Đán. Ông Nguyễn Thế Tùng, Giám đốc Thương hiệu của Bia Halida Thăng Long, cho biết: "Sản lượng bia xuất xưởng của Halida Thăng Long tăng trưởng tốt đặc biệt từ tháng 10 trở đi khi cả nước hào hứng chào mừng sự kiện 1.000 năm Thăng Long, Hà Nội với nhiều lễ hội lớn". Hiện nay Việt Nam có khoảng 20 nhà máy bia công suất trên 50 triệu lít một năm, còn lại là các nhà máy quy mô 20 triệu lít một năm và các nhà máy nhỏ công suất 10 triệu lít một năm... Ngoài các nhà máy – hãng bia có tham gia vào Hiệp hội, còn có rất nhiều cơ sở sản xuất bia nhỏ lẻ khác. Mức tiêu thụ bình quân bia rượu của người Việt Nam hiện nay là 18 lít một người trong một năm. Năm 2010 dự kiến sẽ lên tới 28 lít một người trong một năm. (VnExpress)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com