Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu thủy sản vào EU: DN sẵn sàng, nhưng...

Cá tra nuôi không gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các quy định của EC - tinkinhte.com
Cá tra nuôi không gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các quy định của EC

Liên quan đến quy định của EC, từ ngày 4/12/2009, Bộ NN-PTNT đã ban hành Quyết định số 3477/QĐ – BNN/KTBVNL hướng dẫn các DN về “Quy chế Chứng nhận thuỷ sản khai thác xuất khẩu vào thị trường EU”.

Trong đó đề cập khái niệm về các hoạt động khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định, cơ quan có thẩm quyền chứng nhận thuỷ sản khai thác, xác nhận cam kết sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thuỷ sản khai thác nhập khẩu, trình tự, thủ tục kiểm tra, chứng nhận thuỷ sản khai thác, xác nhận cam kết sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thuỷ sản khai thác nhập khẩu; trách nhiệm và quyền hạn của thuyền trưởng, chủ tàu, chủ hàng, ban quản lý cảng cá, các cơ quan có thẩm quyền...

DN đã thực hiện từ... 3 năm trước

Rất tự tin khi được hỏi về sự chuẩn bị cho các yêu cầu mới,  ông Phan Thanh Huấn - Phó TGĐ Cty Agifish An Giang cho biết: “Chúng tôi đã làm việc này từ 3 năm trước. Vì thế 30% sản lượng XK hàng năm của Agifish vẫn xuất khầu bình thường trước “rào cản” mới này.” Trên thực tế, theo Vasep, số lượng các DN ảnh hưởng quy định IUU, (khoảng 100 DN) chủ yếu là các DN liên quan với hoạt động khai thác đánh bắt trên biển với hoạt động mua bán tự phát không cố định tại một cảng cá. Vì vậy, để nhân viên của các DN có thể thành thạo trong ghi chép đúng theo yêu cầu Giấy Chứng nhận Thuỷ sản khai thác (Catch Certificate), Vasep đã phải tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm “bổ túc” cho các “thí sinh” đang đua chen vào EU - thị trường tiềm năng của ngành thủy sản. Đó là các “lớp tập huấn một ngày” vào các ngày 19/12/2009 (tại TP Rạch Giá - Kiên Giang), ngày 21/12/2009 (tại TP Vũng Tàu), ngày 23/12/2009 (tại TP Nha Trang - Khánh Hoà) và ngày 25/12/2009 (tại TP Đà Nẵng).

DN đang làm gì trước yêu cầu của EU

Ở khu vực miền Trung, Cty Duy Đại (Đà Nẵng) – một DN có mối quan hệ hợp tác bền vững và chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu và phân phối trên toàn thế giới – cho biết: Các sản phẩm của Duy Đại được tiêu thụ với doanh số lớn ở nhiều thị trường trên toàn thế giới bao gồm Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á, Châu Úc.... Nhà máy chế biến có diện tích sản xuất 4.500 m2 bao gồm ba dây chuyền sản xuất, một cho cá fillet, một cho các mặt hàng giá trị gia tăng và một cho các thủy sản khác. Vấn đề chất lượng và vệ sinh được kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn của EU và hệ thống HACCP.

Về yêu cầu mới của thị trường EU, bà Nguyễn Thùy Mai - đại diện của Cty Duy Đại cho biết:“Hiện nay, chúng tôi vẫn đang thực hiện theo những khai báo cũ cho hàng hoá xuất khẩu trước 31/12/2009. Để an toàn, chúng tôi đã tạm dừng ký hợp đồng với khách hàng nước ngoài những mặt hàng thủy sản khai thác từ đại dương. Tất nhiên, doanh số của chúng tôi sẽ giảm nhưng an toàn hơn nếu tiếp tục giao hàng mà những chứng nhận này không hoàn hảo và bị từ chối tại thị trường EU thì thiệt hại vô cùng lớn”. Bà Thùy Mai cho biết“Cty Duy Đại muốn đề nghị phía Nhà nước ta phải kiến nghị với EU thay đổi cách kiểm soát nguồn gốc hàng hóa như quy chế chứng nhận này bằng hình thức khác đơn giản và hiệu quả hơn”. Bởi theo bà Thùy Mai: “Trong tổng sản lượng xuất khẩu của Duy Đại, thị phần EU hiện chiếm khoảng 35%, năm tới có lẽ sẽ giảm vì những rắc rối trong việc cung cấp những giấy chứng nhận cho khách hàng nhập khẩu”. Ông Vũ Duy Lân (Cty Sài Gòn-Mekong) còn cho biết thêm: Tình trạng “thắt ngặt” như yêu cầu về IUU còn có thời gian 3 tháng đầu năm 2010, trong khi chờ sự đăng ký và xác nhận chính thức từ hai phía (Ủy ban Châu Âu và Bộ NN-PTNT VN).

Riêng Cty CP Thủy sản Kiên Giang (Kisimex), cho biết: Cty đã triển khai các nội dung quy định, hướng dẫn bằng văn bản cụ thể đến tất cả các bộ phận trực thuộc. Ban GĐ các XN đang và tiếp tục triển khai rộng rãi đến từng bộ phận, từng người, có ràng buộc trách nhiệm với tất cả các đại lý, chủ tàu; chủ tàu cung cấp  thông tin chính xác và có chữ ký rõ ràng, kịp thời. Đồng thời, cập nhật thông tin từ báo đài, giữ liên hệ thường xuyên với Nafiqad để trao đổi, nắm bắt kịp thời các bổ sung, thay đổi (nếu có) để thực hiện đúng theo IUU. Khi thực hiện theo quy định IUU, Cty chắc sẽ gặp khó khăn khi ký kết hợp đồng mới với khách hàng. Mặt khác, sẽ có lúng túng trong việc xin CC (Catch Certificate).

Thời gian qua, hàng xuất đi EU chiếm từ 25-45% tổng sản lượng của Kisimex, tuy nhiên, DN đang có những lo lắng: Một là, về việc lấy chữ ký của thuyền trưởng các tàu khai thác. Đó là do tàu thuyền thường đánh bắt xa bờ từ 1-2 tháng mới về cảng một lần; hàng ngày chỉ có tàu chuyển tải nguyên liệu về cảng. Hơn nữa, thuyền trưởng chưa có thói quen ghi nhật ký đánh bắt, xác nhận sản lượng, chủng loại khai thác. Đó là chưa kể các thông tin của thuyền trưởng, đại lý đạt độ tin cậy thế nào. Hai là, Nếu không kịp gởi CC cho khách hàng, rất dễ bị từ chối khi lô hàng đã cập cảng Châu Âu. Mặt khác, thất lạc CC cũng là một việc phải lo. Do cơ quan thẩm quyền chuyển CC đến DN qua đường bưu điện, sơ suất và thất lạc dẫn đến chậm trễ... biết truy cứu ai ? Thêm nữa, cơ quan quản lý nhà nước các cấp chưa thống nhất về hình thức cũng như nội dung của mẫu CC, chưa sẵn sàng cho việc cấp CC; bởi còn thiếu cả phương tiện kiểm soát cũng như nhân sự thực hiện việc này – đây là những khó khăn, chậm trễ trong việc cấp CC.

Từ thực tế đó, Kisimex nêu kiến nghị: Cơ quan thẩm quyền sớm thống nhất biểu mẫu CC, nội dung và hướng dẫn cách ghi cụ thể. Bên cạnh đó, mở rộng tuyên truyền và ràng buộc trách nhiệm của chủ tàu, chủ vựa trong việc cung cấp thông tin, chữ ký xác nhận cho DN. Phát hành một loại bảng tên các loại sản phẩm và mã HS code tương ứng cho mặt hàng thủy sản dễ hiểu, rõ ràng theo đúng quy định IUU, để không chỉ người bán mà các chủ tàu cũng có thể khai báo được. Riêng Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Kiên Giang cần có đủ nhân lực để đảm bảo thời gian cấp CC cho DN trong thời gian tối đa là 2 ngày, khi nhận đủ bộ hồ sơ; đồng thời, trả lời thấu đáo, đúng hạn khi nhân viên chức trách EU có thẩm tra DN.

Cá nuôi dễ thở...

Theo VASEP, sau 3 tháng liên tục sụt giảm, xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha trong tháng 10 đã có dấu hiệu phục hồi với mức tăng trưởng 31,7% về lượng và 9,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự báo xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha tiếp tục khả quan trong những tháng tới do mặt hàng này vẫn được nhiều người tiêu dùng Tây Ban Nha ưa chuộng. Những diễn biến khả quan trên cũng hiện hữu ở một số thị trường khác như Đức, Hà Lan, Ba Lan và đặc biệt là thị trường Mỹ. Nhận định của Vasep về cá tra VN là khá lạc quan; bởi đây là loại sản phẩm thủy sản duy nhất có tốc độ phát triển nhanh và được nhiều thị trường ưa chuộng trong thời gian ngắn. Trong khoảng 10 năm gần đây, sản lượng cá tra của VN đã tăng 50 lần, giá trị xuất khẩu tăng khoảng 65 lần và hiện chiếm 99,9% thị phần thế giới. Với tiềm năng kinh tế lớn, cá tra hiện là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của VN. Dự báo năm 2009 này, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này có thể đạt 1,4 tỷ USD.   

(Theo Huy Bình // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container