Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy định IUU vẫn là “chướng ngại vật” lớn của hải sản khai thác Việt Nam

Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan Việt  Nam, 3  tháng đầu  năm 2010,  thủy sản  của Việt  Nam được  xuất khẩu  sang 128  thị trường  và vùng  lãnh thổ  trên toàn  thế giới.  Kim ngạch  xuất khẩu  các nhóm  hàng chủ  lực tăng  mạnh so  với cùng  kỳ năm  2009 như  cá ngừ  (mã 03  và 16)  tăng 146,2%;  tôm các  loại (mã  03 và  16) tăng  24,5%; cá  tra (mã  03 và  16) tăng  13,9%; nhuyễn  thể (mã  0307 và  16) tăng  23,7%.

Tuy nhiên, trái chiều với sự tăng trưởng của các nhóm hàng trên, xuất khẩu hải sản khác (chủ yếu là cá biển các loại, mực, bạch tuộc,…) 3 tháng đầu năm 2010 lại giảm rất mạnh (- 93% về lượng và gần 96% về giá trị) so với cùng kỳ năm 2009, chủ yếu do tác động của Quy định IUU.

Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, kể từ khi Quy định IUU của Cộng đồng liên minh Châu Âu có hiệu lực (1/1/2010), việc xin chứng nhận khai thác cho các lô hàng hải sản xuất khẩu sang EU đã được triển khai nhanh chóng tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện. Do vậy, quý I/2010, các doanh nghiệp chỉ xuất khẩu các lô hàng hải sản khai thác của năm 2009. Nhiều khách hàng EU cũng cầm chừng trong việc ký hợp đồng, thậm chí tạm thời ngừng nhập khẩu hải sản trong giai đoạn IUU mới có hiệu lực.

Ngoài ra, những tháng đầu năm 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính ở Châu Âu nên đồng euro đã liên tục sụt giảm so với đồng đôla. Đặc biệt, trong tháng 1/2010, đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2009. Chính điều này cũng phần nào ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà nhập khẩu EU.

Theo Tổng Cục Hải quan Việt Nam 3 tháng đầu năm 2010, Việt Nam chỉ xuất khẩu được trên 1,4 nghìn tấn hải sản khác, trị giá trên 2,3 triệu USD. Riêng tháng 3/2010, cả nước xuất khẩu 488 tấn, trị giá gần 2,5 triệu USD. Trong đó EU, thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 3 năm trở lại đây,  chỉ nhập 25 tấn hải sản khác, trị giá trên 143,3 triệu USD.

3 tháng đầu năm 2010, Việt Nam có 64 doanh nghiệp xuất khẩu nhóm hàng hải sản khác ra thế giới; trong đó, đứng đầu là Cty CP CB hàng xuất khẩu Cầu Tre (CTE JSCO), tiếp đến là Cty TNHH gia công chế biến thực phẩm, nông hải sản Tường Hữu (Tuong Huu Co., Ltd)…

Có thể nói rằng, tại thời điểm này, hải sản khác là nhóm hàng xuất khẩu gặp nhiều trở ngại nhất. Do vậy, trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT và Tổng Cục Thủy sản sẽ sớm triển khai sửa đổi, bổ sung Quyết định 3477 cho phù hợp để hỗ trợ tối đa cho ngư dân và các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang EU.

(Vasep)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Xuất khẩu cá ngừ đối mặt nguy cơ thu hẹp thị trường
  • Điêu đứng vì tôm bệnh
  • Ngành thủy sản phát triển mô hình liên kết “hai nhà”
  • Nhiều doanh nghiệp thủy sản mở rộng xuất khẩu
  • Đất miền Tây rớt theo con cá tra
  • Cá chết trắng sông, không biết lỗi của ai
  • Cùng quẫn vì tôm
  • Cá ngừ Việt Nam: khó cạnh tranh tại Nhật do thuế suất cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container