Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ĐBSCL: Không mở rộng diện tích nuôi tôm sú

Thu hoạch tôm sú sạch ở trang trại của ông Võ Hồng Ngoãn, ở xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN)
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đưa 550.600ha vào nuôi tôm sú, chiếm gần 70% diện tích nuôi toàn vùng; giảm gần 16.000ha so với năm ngoái.

Năm nay diện tích nuôi tôm sú giảm do hệ thống tiêu thoát nước thải chưa đáp ứng nhu cầu và chưa ngăn chặn được dịch bệnh.

Để đạt năng suất trung bình 0,7 tấn/ha, sản lượng 386.000 tấn, các tỉnh đa dạng hóa hình thức nuôi như thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, tôm lúa, tôm rừng.

Các tỉnh khuyến khích các cơ sở cải tiến kỹ thuật nuôi theo hướng bền vững và áp dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm như áp dụng các qui trình nuôi tốt (GAP), nuôi có trách nhiệm (RAP), quản lý vùng nuôi an toàn nhằm tạo sản phẩm đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.

Đặc biệt, các tỉnh khuyến khích hộ nuôi áp dụng mô hình “nuôi tôm cộng đồng” cùng thả một loại tôm giống, ngày thả, vệ sinh ao nuôi... hạn chế được dịch bệnh. Nếu dịch bệnh xảy ra, cộng đồng thông tin cho nhau để cùng thống nhất cách phòng trừ kịp thời.

Mô hình “nuôi tôm sinh thái” (không thả tôm giống mật độ dày mà áp dụng như mô hình tôm lúa (2,5con/m2/vụ), sử dụng thức ăn tự nhiên, dùng ít phân hữu cơ để tạo màu trong nước không làm ô nhiễm môi trường, do đó, không cần xử lý nước thải. Chi phí thấp nhưng năng suất ổn định 200kg/ha.

Hiện các trại giống tại chỗ chỉ cung ứng 19 tỉ con giống trong khi nhu cầu tới 36 tỉ con. Do vậy, các tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng con giống ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhập về, hạn chế đến mức thấp nhất tôm nhiễm bệnh được thả nuôi gây thiệt hại hàng trăm ngàn ha mỗi năm.

Các tỉnh đầu tư, vận hành hiệu quả hệ thống kiểm soát nước mặn và nước ngọt cố định và tạm thời ở các vùng ven biển, chủ yếu vùng Bán đảo Cà Mau; từng bước cải tạo các cống ngăn mặn thành các cống tự động hai chiều, lấy nước mặn vào mùa nuôi tôm và trữ nước ngọt vào mùa trồng lúa; khuyến khích xây dựng hệ thống xử lý nước cấp và thoát nước ngay tại hộ nuôi nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước./.

Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đưa 550.600ha vào nuôi tôm sú, chiếm gần 70% diện tích nuôi toàn vùng; giảm gần 16.000ha so với năm ngoái.

Năm nay diện tích nuôi tôm sú giảm do hệ thống tiêu thoát nước thải chưa đáp ứng nhu cầu và chưa ngăn chặn được dịch bệnh.

Để đạt năng suất trung bình 0,7 tấn/ha, sản lượng 386.000 tấn, các tỉnh đa dạng hóa hình thức nuôi như thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, tôm lúa, tôm rừng.

Các tỉnh khuyến khích các cơ sở cải tiến kỹ thuật nuôi theo hướng bền vững và áp dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm như áp dụng các qui trình nuôi tốt (GAP), nuôi có trách nhiệm (RAP), quản lý vùng nuôi an toàn nhằm tạo sản phẩm đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.

Đặc biệt, các tỉnh khuyến khích hộ nuôi áp dụng mô hình “nuôi tôm cộng đồng” cùng thả một loại tôm giống, ngày thả, vệ sinh ao nuôi... hạn chế được dịch bệnh. Nếu dịch bệnh xảy ra, cộng đồng thông tin cho nhau để cùng thống nhất cách phòng trừ kịp thời.

Mô hình “nuôi tôm sinh thái” (không thả tôm giống mật độ dày mà áp dụng như mô hình tôm lúa (2,5con/m2/vụ), sử dụng thức ăn tự nhiên, dùng ít phân hữu cơ để tạo màu trong nước không làm ô nhiễm môi trường, do đó, không cần xử lý nước thải. Chi phí thấp nhưng năng suất ổn định 200kg/ha.

Hiện các trại giống tại chỗ chỉ cung ứng 19 tỉ con giống trong khi nhu cầu tới 36 tỉ con. Do vậy, các tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng con giống ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhập về, hạn chế đến mức thấp nhất tôm nhiễm bệnh được thả nuôi gây thiệt hại hàng trăm ngàn ha mỗi năm.

Các tỉnh đầu tư, vận hành hiệu quả hệ thống kiểm soát nước mặn và nước ngọt cố định và tạm thời ở các vùng ven biển, chủ yếu vùng Bán đảo Cà Mau; từng bước cải tạo các cống ngăn mặn thành các cống tự động hai chiều, lấy nước mặn vào mùa nuôi tôm và trữ nước ngọt vào mùa trồng lúa; khuyến khích xây dựng hệ thống xử lý nước cấp và thoát nước ngay tại hộ nuôi nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước./.

Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Quy định IUU vẫn là “chướng ngại vật” lớn của hải sản khai thác Việt Nam
  • Xuất khẩu cá ngừ đối mặt nguy cơ thu hẹp thị trường
  • Điêu đứng vì tôm bệnh
  • Ngành thủy sản phát triển mô hình liên kết “hai nhà”
  • Nhiều doanh nghiệp thủy sản mở rộng xuất khẩu
  • Đất miền Tây rớt theo con cá tra
  • Cá chết trắng sông, không biết lỗi của ai
  • Cùng quẫn vì tôm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container