Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều doanh nghiệp thủy sản mở rộng xuất khẩu

Công ty chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Cà Mau chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu trên băng chuyền tôm đông IQF. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong khi xuất khẩu thủy sản sang một số thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, EU gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng khai thác các thị trường mới như Cộng hòa Síp, Brazil, Canada, Philippines, Uruguay, Ukraine, Algeria.

Một trong những doanh nghiệp đạt kết quả xuất khẩu khá trong bốn tháng đầu năm là Công ty trách nhiệm hữu hạn Thủy sản miền Nam (South Vina).

Với hơn 3.000 tấn cá tra đông lạnh, xuất khẩu trong bốn tháng qua, đạt tổng trị giá hơn bảy triệu USD, bạn hàng lớn nhất của doanh nghiệp là Brazil, tiếp đến là thị trường Hà Lan, Mỹ và Đức.

Ngoài ra, South Vina cũng tiếp tục giữ xuất khẩu ổn định sang Cộng hòa Síp, Canada, Philippines.

Một doanh nghệp khác là Công ty Hải sản 404 (Gepimex 404) lại chú trọng phát triển thị trường mới. Từ đầu năm đến nay, Công ty đã xuất khẩu trực tiếp được hơn 1.000 tấn cá tra và chả cá surimi, với giá trị khoảng 1,6 triệu USD.

Cũng với việc khai thác thị trường mới, kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN) đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Fimex VN, cho biết từ đầu năm đến nay, Fimex VN xuất khẩu được hơn 1.000 tấn tôm, 400 tấn nông sản với tổng kim ngạch đạt hơn 10 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện, tôm sú vẫn chiếm đến 90% tổng khối lượng xuất khẩu thủy sản của Fimex VN, còn lại là mặt hàng tôm chân trắng. Thời gian tới, Fimex VN sẽ chú trọng đa dạng chủng loại nông sản xuất khẩu.

Bên cạnh việc tăng cường mở rộng thị trường, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản đã có kế hoạch xây dựng các nhà máy chế biến nhằm tăng công suất và đa dạng hóa sản phẩm.

Nhiều công ty đã chọn mô hình khép kín từ nuôi trồng đến gia công chế biến theo quy trình công nghệ tiên tiến. Việc doanh nghiệp quy hoạch vùng nuôi cá theo hướng sạch vừa đảm bảo nguồn nước và môi trường cho người dân xung quanh khu vực, vừa tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng./.

Thúy Hiền (Vietnam+)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Đất miền Tây rớt theo con cá tra
  • Cá chết trắng sông, không biết lỗi của ai
  • Cùng quẫn vì tôm
  • Cá ngừ Việt Nam: khó cạnh tranh tại Nhật do thuế suất cao
  • Diện tích nuôi tôm giảm 66 nghìn hécta
  • Thiếu tôm sú: xuất nhiều nhưng nuôi ít
  • Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ và Canada tăng hơn 500% so với cùng kỳ
  • Cá tra tắc đường vào Nga
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container